Bé 1 tuổi nôn trớ, tắc ruột vì một món đồ chơi: Cha mẹ tốt nhất đừng bao giờ mua thứ này cho trẻ

Thứ hai - 27/03/2023 07:45
Bé 1 tuổi nôn trớ, tắc ruột vì một món đồ chơi: Cha mẹ tốt nhất đừng bao giờ mua thứ này cho trẻ
 
 

 

Khi nuốt phải món đồ chơi này, bé trai thường xuyên bị nôn, sau đó được gia đình đưa đến bệnh viện khám thì phát hiện nguyên nhân bất ngờ.


Mới đây, trang Sohu đưa tin, cô Trần (ở Trung Quốc) phát hiện ra đứa con trai 1 tuổi tên Thông Thông của mình thường xuyên nôn, đặc biệt là trong lúc ăn. Nghi ngờ con có vấn đề về sức khỏe nên cô đã bế con đến Bệnh viện Nhi Hồ Nam kiểm tra.

Sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện ra cậu bé nuốt phải một hạt nở ngâm nước SpongeBob, có kích thước bằng hạt đậu. Trong lần điều trị đầu tiên, bác sĩ quyết định không phẫu thuật nhưng tình trạng của cậu bé sau vài ngày vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng, không còn cách nào khác, cậu bé buộc phải phẫu thuật để gắp hạt nở ra.

Cô Trần cảm thấy ân hận vì mình bất cẩn để con nuốt phải hạt nở.

Hạt nở ngâm nước là món đồ chơi quen thuộc, chỉ cần vài hạt bé tí sau khi ngâm trong nước sẽ nở ra rất to, nhiều màu sắc hấp dẫn. Một hạt nở bé như vậy khi đi vào thực quản trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ nở to ra, có thể chặn đường thở, đe dọa tới tính mạng đứa trẻ ngay tức khắc.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mẹ có thể sẽ không tránh khỏi những tình huống đối diện với một số tai nạn bất ngờ xảy ra, đặc biệt là khi trẻ nuốt phải dị vật.

Đối với tình huống nuốt phải dị vật như thế này, bác sĩ Lê Minh, phó trưởng khoa ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Nhi Hồ Nam đã đưa ra những lời khuyên như sau:

- Không để các món đồ như đồng xu, đinh sắt, ốc vít, nam châm, hạt nở... trong nhà, càng tránh sử dụng chúng như một loại đồ chơi cho trẻ em.

- Trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ, hạn chế những thức ăn như các loại đậu có kích thước nhỏ. Nếu muốn cho trẻ ăn, bạn hãy nghiền thành bột hoặc xay vụn.

Khi trẻ nuốt phải dị vật, cần phải xử lý như thế nào?

- Nếu dị vật vẫn còn trong miệng, bạn hãy cho ngón tay vào miệng trẻ, cố gắng lấy dị vật ra ngoài để tránh tắc nghẽn đường thở.

- Đặt trẻ nằm úp, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh vào lưng để trẻ có thể nôn trớ dị vật ra.

- Nếu trẻ lớn nuốt phải dị vật vào cổ họng, bạn cần sơ cứu ngay lập tức. Đặt lưng trẻ áp vào bụng, dùng tay ấn vào bụng trẻ và bóp thật mạnh để trẻ có thể nôn ra.

Cuối cùng, bác sĩ Lưu Minh nhắc nhở những gia đình có trẻ nhỏ không nên đặt những món đồ khiến trẻ dễ nuốt trong nhà, luôn luôn đặt ngoài tầm với của chúng. Trong trường hợp vô tình ăn phải, cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.

Nguồn: Sohu

 

Tác giả: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa 
- Hủ tiếu nam vang

Bữa trưa:

- Trứng hấp nấm
- Canh: Khoai mỡ nấu tôm
- Dưa hấu

Bữa xế:

- Yaourt

Bữa chiều:

- Bún bò huế

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,471
  • Tháng hiện tại34,200
  • Tổng lượt truy cập2,958,594
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây