Trẻ nhỏ đi mẫu giáo sớm lanh lợi hơn ở nhà với mẹ

Thứ năm - 24/11/2016 09:05
Các bé mầm 2
Các bé mầm 2
 
Một nghiên cứu cho thấy trẻ 2 -3 tuổi đi học mẫu giáo lại lanh lợi, khéo léo hơn so với những đứa trẻ ở nhà cùng với mẹ.
Những phụ huynh không thể bỏ việc để chăm con có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng, gởi trẻ nhỏ đi nhà trẻ sớm dường như có lợi cho trẻ hơn là ở nhà. Bởi lẽ, một nghiên cứu mới công bố cho thấy trẻ 2 - 3 tuổi đi nhà trẻ giúp chúng phát triển các kỹ năng xã hội và sinh hoạt hàng ngày.
"Có vẻ như điều quan trọng là trẻ tham gia các hoạt động tương tác trong lớp học", ông nói thêm.
Ông cho rằng nhà trẻ có sự tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì ở nhà, đôi khi bố mẹ bị căng thẳng, hay mệt mỏi, có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới con cái.
Trẻ 2 - 3 tuổi được cho đi học lại được cho rằng phát triển tốt hơn
Các nhà nghiên cứu cho rằng lợi ích của nhà trẻ càng thấy rõ khi trẻ được ở trường nhiều hơn. Dĩ nhiên, không có nghĩa là trẻ nên ở trường 24 giờ/ngày.
Những người tham gia được hỏi về tình trạng tài chính, trình độ học vấn, sự phát triển của con cái họ lúc 2 - 3 tuổi.
Các câu hỏi được đưa ra để đánh giá sự phát triển của trẻ như: "Con bạn có thể cầm kéo cắt giấy chưa?" "Con bạn đã nói được 2 câu chưa?".
Những hoạt động như hát hò, vẽ tranh, làm thủ công,... được các nhà nghiên cứu nhận thấy có tác động tích cực với kỹ năng khéo léo của trẻ.
Đọc truyện, kể chuyện, hay hát cho trẻ nghe, dẫn trẻ đi gặp nhiều người cũng cho thấy có tác động tích cực với khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ phát triển tốt nếu ở bên ông bà
Giáo sư Paul Anand, tác giả của nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu kinh tế đầu tiên xem xét hành vi của trẻ còn rất nhỏ và gây ngạc nhiên khi những thông tin trước đây cho thấy các hoạt động cùng với cha mẹ mang tính tích cực.
Nghiên cứu này cũng cho thấy các hoạt động khác nhau thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng khác nhau ở trẻ. Và khuyến khích phụ huynh thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để giúp trẻ có thêm các kỹ năng đặc biệt.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết trẻ thường tham gia các hoạt động mang tính kích thích, cũng như tương tác với thầy cô và bạn bè mới ở trường, giúp chúng phát triển các kỹ năng tốt hơn.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, việc đứa trẻ có nhiều thời gian ở bên ông bà cũng giúp phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Và việc trẻ có một người mẹ được học hành đầy đủ cũng được phát triển sớm hơn.
Trẻ có nhiều anh chị em cũng sẽ có các kỹ năng tốt hơn ở mọi lĩnh vực, vì chúng được học từ các anh chị của mình, cho dù chúng không có nhiều thời gian được ở bên ba mẹ.
Một điều bất ngờ là việc nói chuyện với trẻ trong khi đi dạo lại gây hại cho trẻ. Các nhà nghiên cứu tin rằng mặc dù không khí bên ngoài trong lành, tốt cho trẻ, nhưng việc nói chuyện với trẻ lúc này lại cản trở trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu ảnh hưởng của một số hoạt động nhất định và thấy rằng, đọc sách và đi mua sắm khiến trẻ nhỏ thích thú nhất.
 
 

Tác giả: TD

Nguồn tin: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay1,384
  • Tháng hiện tại4,659
  • Tổng lượt truy cập3,141,813
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây