Sốt không xuất hiện như một căn bệnh đơn lẻ mà đó là dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm virus hoặc bị tấn công bởi vi khuẩn. Bởi vậy nó thường là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác làm còn ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Trẻ trở nên mệt lả, quấy khóc và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.
Khi nhiệt độ của trẻ tăng cao, đạt 37.5oC thì trẻ đã có dấu hiệu bị sốt và cơn sốt sẽ nặng nếu nhiệt độ cao hơn 38oC
Sốt ở mức nhẹ có thể là hậu quả của cảm lạnh kéo dài. Hoặc an toàn hơn, có thể bé bị sốt mọc răng (sốt đi kèm khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên), hoặc bé sốt là phản ứng của cơ thể khi tiêm phòng, cơ thể bé tiếp nhận những vi sinh kháng khuẩn từ vắc xin.
Tuy nhiên, sốt còn là triệu chứng báo hiệu nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như nghiễm trùng tai, các bệnh viêm đường hô hấp, hoặc hệ bài tiết (thận, bàng quang).
Nặng hơn, các bệnh như nhiễm trùng máu, viêm phế quản, viêm màng não cũng có triệu chứng đầu là những cơn sốt ở trẻ.
Rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ ngay đến việc hạ sốt cho trẻ. Các mẹ có thể vội vàng đi mua cao dán hạ sốt và đắp lên cho trẻ.
Tuy nhiên biện pháp này nhiều trường hợp không phát huy hiệu quả. Bởi vậy công việc đầu tiên là cần nhận biết nguyên nhân sốt của trẻ thông qua các triệu chứng của trẻ.
Triệu chứng của bệnh sốt
Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt là cơ thể tăng nhiệt độ. Xác định nhiệt độ sốt của trẻ giúp các mẹ chủ động phán đoán mức độ của bệnh cũng như để chẩn đoán bệnh.
Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế để đo bằng cách đặt nhiệt kế dưới lưỡi bé hoặc kẹp nách từ 2 – 3 phút. Tuy nhiên các mẹ cần cẩn thận với nhiệt kế thủy ngân có thể dễ bị vỡ gây độc hại. Tốt nhất nên sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ của bé.
Trẻ sẽ sốt nếu có những biểu hiện ra bên ngoài như:
Nếu bé còn xuất hiện thêm các biểu hiện sau đây, có thể đây là trường hợp bé sốt dấu hiệu cho bệnh khác nguy hiểm hơn:
Thường xuyên đo nhiệt độ: Cũng như đo nhiệt độ cho trẻ, các mẹ nên kiểm soát nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế.
Tắm cho trẻ: Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi tắm cho bé cũng góp phần làm bé hạ sốt. Tắm cho trẻ để làm sạch những virus, vi khuẩn bám xung quanh môi trường và cơ thể bé. Tuy nhiên bố mẹ nên chú ý các yêu cầu khi tắm: tắm ở nơi kín gió, tắm nước ấm, lau khô và mặc kín quần áo trước khi ra ngoài.
Các mẹ chú ý không được tắm nước lạnh để làm giảm nhiệt độ của bé. Bởi bản chất của sốt là vì cơ thể thấy lạnh và cơ thể sản sinh ra nhiệt để làm ấm.
Tắm lạnh khiến mạch ngoại biên co lại, trẻ sẽ cảm thấy rét run và lại càng sốt cao hơn. Tắm sạch sẽ cũng làm cho bé trở nên thoải mái hơn khi làm sạch lớp mồ hôi toát ra gây cảm giác nặng nề. Tắm cho trẻ còn có thể giúp hạ sốt nhanh cho trẻ.
Các mẹ có thể vừa tăm vừa xông cho bé bằng cách nhỏ vào nước tắm một ít dầu tràm hoặc dầu oải hương, đóng kín cửa để hơi dầu nóng bốc lên không gian và không bị bay ra ngoài.
Một lưu ý nữa khi tắm cho trẻ là các bạn không nên trẻ ngâm trong nước. Một số người lớn có thể ngâm trong nước để làm mát cơ thể nhưng da bé rất non, mỏng và cơ thể bé rất yếu nên việc ngâm nước rất nguy hiểm.
Tắm cũng là 1 cách hạ sốt cho trẻ
Tương tự với tắm, chườm cho trẻ sốt cũng nên chườm ấm chứ không nên chườm lạnh. Mẹ có thể chườm ấm cho trẻ tại các vùng dễ thu nhiệt như trán, cổ, nách … Các mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để lau người cho trẻ.
Ngoài việc chườm ấm cho bé, massage với dầu bạc hà cũng là một cách nhanh chóng để hạ sốt cho trẻ. Không những giảm sốt, dầu bạc hà còn giúp trẻ cảm giác thư giãn và thả lỏng hơn, xoa dịu cảm giác mệt mỏi. Dầu bạc hà cũng có thể làm thông mũi, xoang, làm thông thoáng hệ hố hấp của bé.
Các bạn có thể dùng dầu bạc hà, hoặc một số dầu khác có tac dụng tương tự như dầu hạnh nhân. Mẹ thoa dầu này lên ngực và hai bên thái dương của các bé và xoa nhẹ.
Bố mẹ nên quan tâm đến quần áo của bé, tránh để bé quá nóng hoặc quá lạnh. Không cho bé mặc quá nhiều quần áo, hoặc quần áo quá chật, hoặc đắp chăn quá dày, làm cản trở sự bốc hơi của mồ hôi, hạn chế sự trao đổi chất, bé sẽ cảm thấy bức bối, bí bít.
Cần phải đảm bảo quần áo thoáng, rộng, thấm mồ hôi để bé luôn cảm thấy khô thoáng, khí huyết lưu thông.
Ngược lại, cũng không nên để bé mặc quá ít áo, hoặc quần áo quá mỏng vì có thể làm cho bé nhiễm lạnh.
Dùng thuốc là cách hạ sốt cho trẻ khi trẻ có nhiệt độ sốt trên 38 độ. Bố mẹ cũng có thể hạ sốt cho trẻ bằng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Nhớ là không nên tự cho trẻ uống thuốc để tránh những biến chứng hoặc những phản ứng phản kháng của cơ thể trẻ nhé.
Những thuốc hạ sốt thường sử dụng để điều trị sốt ở trẻ em là Acetaminophen (Tylenol và Tempra), hay Ibuprofen (Advil, Motrin).
Nên sử dụng thuốc đến khi cơn sốt ngắt để đảm bảo bé không bị tái sốt (thường ít nhất là 24h).
Các mẹ chú ý không nên sử dụng aspirin bởi tác dụng mạnh của aspirin có thể gây suy gan ở trẻ, đặc biệt là những bệnh sốt triệu chứng của thủy đậu hoặc các virus truyền nhiễm.
Trẻ dễ bị mất nước nhiều khi bị sốt. Bởi vậy, các mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc. Chú ý là nên cho các bé uống nước ấm, chứ không nên vì trẻ nóng mà cho bé uống nước mát hay nước lạnh. Uống nhiều nước cũng làm cân bằng nhiệt độ của cơ thể khi bị sốt.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung nước cho bé bằng cách cho trẻ ăn các món soup, canh, cháo, sữa, nước trái cây v.v…
Các mẹ nên bổ sung thêm calories và protein vào bữa ăn hàng ngày. Cũng nên cho trẻ ăn nhiều cam, bưởi, chuối nhiều loại hoa quả chứa nhiều vitamin C và kali để giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Trong giai đoạn này, các bé không ăn được nhiều nên các mẹ nên chủ động tách nhỏ bữa ăn, mỗi bữa cho ăn ít nhưng chia làm nhiều bữa ăn, từ 2-3h/ bữa.
Nên tránh những thực phẩm cay và có quá nhiều chất xơ.
Nếu sau bước giảm nhiệt độ của bé mà tình trạng vẫn chưa được cải thiện, hoặc bé có những dấu hiệu khác như liên tục sốt, lả người, phát ban, thậm chí co giật thì nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ sớm để được chẩn đoán và điều trị. Vì lúc này cha mẹ không nên tự thực hiện các cách hạ sốt cho trẻ nữaNhững sai lầm thường mắc khi điều trị sốt cho trẻ
Đây là một hành động sai lầm vì việc so sánh nhiệt độ bằng tay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và có thể không chính xác bởi nhiệt độ của tay không ở mức bình thường khi sờ lên đầu trẻ, nhiệt độ của mẹ và bé đều không ở mức chuẩn.
Hơn nữa, không phải cứ trên 37oC là chắc chắn bé bị sốt. Nhiệt độ của bé thông thường thấp hơn một ít so với người lớn, nhưng cũng dễ thay đổi do môi trường và hoạt động.
Thường thì trẻ đi nắng về hay mới hoạt động xong, hay mùa lạnh nằm trong chăn ấm bước ra sẽ có nhiệt độ cao hơn mức bình thường. Nhiệt độ của bé ở buổi chiều và buổi tối cũng cao hơn so với buổi sáng.
Vị trí đo thân nhiệt cũng ảnh hưởng đến việc đo nhiệt độ của trẻ. Nhiệt độ ở nách và hậu môn thường có khoảng cách từ 1-2 độ C.
Đây cũng là một sai lầm hết sức nguy hại của các mẹ. Như đã nêu ở phần đầu bài viết, bản chất sốt ở trẻ là cơ thể bé cảm thấy lạnh nên sản sinh ra nhiệt để làm ấm cơ thể.
Bé sốt chứ chưa hẳn bé đã cảm thấy lạnh. Việc chườm lạnh cho trẻ sốt nhiều trường hợp dẫn đến hiện tượng “bỏng lạnh” gây nguy hiểm hơn cho trẻ.
Cơ thể của trẻ còn yếu nên thường có phản ứng mạnh khi đưa thuốc vào cơ thể. Ví dụ như việc tiêm vắc xin cũng có thể làm cho bé sốt nhẹ vài ngày sau đó. Bởi vậy, tương tự khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, đặc biệt là các thuốc liều cao như aspirin thì thuốc có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể gây ức chế cho cơ thể, tăng đào thải mồ hôi, giảm đột ngột nhiệt độ cơ thể cũng khiến bé dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm.
Thay vì cố gắng để hạ sốt cho trẻ, các mẹ nên chủ động phòng tránh dấu hiệu của bệnh sốt. Phần lớn nguyên nhân của sốt là do sự lan truyền của virus và vi khuẩn. Bởi vậy, bố mẹ nên hướng dẫn và chủ động phòng tránh cho bé:
Tác giả: ST
Nguồn tin: ST
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai