Dịch đau mắt đỏ ở trẻ đang gia tăng. Theo các chuyên gia y tế, năm nay, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn, số bệnh nhân bị bệnh nặng, ảnh hưởng đến thị lực cũng tăng hơn so với mọi năm. Lây lan dịch đau mắt đỏ ở trẻ sau khi tựu trường Dù mới tựu trường được 2 tuần nhưng đã ghi nhận tình trạng lây lan dịch đau mắt đỏ ở trẻ gia tăng. Theo ghi nhận của phóng viên VOV2, tại các phòng khám mắt, số lượng người bệnh đến khám cũng đã khá nhiều, trong đó có những gia đình cả nhà đưa nhau đi khám. Trẻ nhỏ dễ bị lây lan thành dịch đau mắt đỏ do thói quen sinh hoạt hằng ngày Thậm chí, ở nhiều trường, tốc độ lây lan nhanh đến nỗi cha mẹ chở tay không kịp. Chị Tạ Thu Hằng - mẹ bé Minh Trang hiện đang học tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, chỉ trong 2 ngày mà số học sinh bị đau mắt đỏ đã chiếm 2/3 sĩ số của lớp. Minh Trang cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, do công việc bận rộn nên sáng hôm sau chị vẫn cho con đi học bình thường. "Tối đi học về con nói mắt khó chịu, cộm cộm thế là mình biết ngay bị lây rồi, lập tức rửa mắt ngay cho bạn ý. Sáng hôm sau mắt rất đỏ, ngủ dậy gỉ mắt rất nhiều. Thuốc không tra nhiều chỉ cần 1 loại. Ở nhà, tôi chỉ rửa cho cháu nước muối vì bệnh do virus, chỉ cần rửa mắt là vài ngày tự khỏi. Lớp đông xác định là đeo khẩu trang và kính chứ còn vẫn phải đi học", chị Tạ Thu Hằng kể. Bên cạnh đó, không ít trong khi chưa thể đưa con đi khám bác sĩ đã lựa chọn giải pháp là dùng lại đơn thuốc cũ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám đau mắt đỏ ngay ngày đầu tiên bị bệnh
Bệnh đau mắt đỏ (trong chuyên môn còn gọi là bệnh viêm kết mạc). Bệnh gây ra do trẻ bị nhiễm Adeno virus. Bệnh lây lan qua đường không khí, tiếp xúc gần với người bệnh, dùng chung các vật dụng như khăn rửa mặt, quần áo... Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan thành dịch ở trẻ là do thói quen sinh hoạt của các bé, chưa có ý thức trong phòng bệnh. "Trẻ lây trực tiếp như dịch tiết nước mắt của trẻ khi tiếp xúc thì gây bệnh cho trẻ khác, còn gián tiếp thì qua tay chân của bố mẹ tiếp xúc với dịch tiết nước mắt của con, con bị bệnh khi tiếp xúc với trẻ khác thì sẽ lây cho trẻ khác. Đợt này quan sát thấy tỷ lệ bệnh nhân bị viêm kết mạc song lây lan sang viêm giác mạc thì xuất hiện khá nhiều so với mọi năm. Chưa có nghiên cứu, nhưng năm nay kéo dài lâu hơn, mọi năm 7 -10 ngày nhưng nay phải khoảng 2 tuần mới khỏi. Tỷ lệ lây từ viêm kết mạc sang giác mạc cao hơn mọi năm" - BS Lương Đại Dương- Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết. Theo BS Lương Đại Dương, thông thường điều trị bệnh đau mắt đỏ do virus không cần nhỏ thuốc kháng sinh, bệnh có thể tự khỏi nếu điều kiện vệ sinh tốt. Tuy nhiên, tại nước ta, do đau mắt đỏ dễ bị bội nhiễm nên khi điều trị thường sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh. Nhưng không phải vì thế mà các phụ huynh có thể tự ý dùng các loại thuốc có chứa kháng sinh để nhỏ mắt cho trẻ. Cách làm này không an toàn cho bệnh nhân bởi vì mỗi bệnh có biểu hiện và diễn biến khác nhau nên bệnh nhân cần được thăm khám để bác sĩ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp cũng như đánh giá thêm ngoài viêm kết mạc, bệnh nhi còn có tổn thương khác kèm theo không. BS Lương Đại Dương cảnh báo đã có không ít trẻ bị ảnh hưởng thị lực do cha mẹ tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đau mắt đỏ cho trẻ. "Ở Việt Nam, nhiều người có thói quen ra hiệu thuốc để mua thuốc thì người dược sĩ đôi khi người ta cấp thuốc nhỏ mắt lại chứa thành phần chống viêm corticoid. Khi sử dụng thuốc chứa thành phần corticoid kéo dài có thể gây biến chứng ra những bệnh khác, ví dụ như viêm loét giác mạc, bệnh glocom gây mù lòa... Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp lạm dụng tự ý nhỏ thuốc, sử dụng thuốc có thành phần corticoid trong thời gian dài, sau đó thị lực của trẻ bị mất thì mới được đưa đến viện để điều trị." - BS Lương Đại Dương khuyến cáo. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ là cha mẹ vẫn nên cho trẻ đến bệnh viện khám ngay ngày đầu tiên bị bệnh để bác sĩ đánh giá được tình trạng đau mắt đỏ và tìm được nguyên nhân gây đau mắt đỏ là gì vì hiện nay trong đợt dịch, ngoài nguyên nhân do nhiễm Adeno virus, trẻ có thể bị viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc do dị ứng để từ đó, bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
|
Tác giả: Theo Afamily.vn Theo VOV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024