Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào ?

Thứ hai - 13/11/2017 10:04
Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em nhỏ có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, và là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy cấp khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài, những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.

Biểu hiện bé bị tiêu chảy cấp
Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào ?

 

Khái niệm tiêu chảy cấp ở trẻ em

benh-tieu-chay-o-tre-nhoBệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em nhỏ có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, và là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy cấp khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài, những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.

Biểu hiện bé bị tiêu chảy cấp

Bệnh thường báo hiệu sớm bởi trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, ngày hôm trước rồi đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày, nôn, mất nước.
Kèm theo với tiêu chảy phân lỏng, trẻ có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhầy, có máu, mót rặn đau quặn bụng trong trường hợp tiêu chảy ra vi khuẩn lỵ

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ và nhiều vi khuẩn, ký sinh khuẩn khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ.

Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần điều trị sớm tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.

Bù nước và điện giải
• Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ): điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm…
• Mất nước mức độ B (mất nước vừa): trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tiêu chảy tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:
– Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml
– Trẻ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml
– Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

Cách cho trẻ uống:
+ Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.
+ Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 – 3 phút.
Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).

Các loại dịch dùng trong điều trị trẻ bị tiêu chảy cấp:
+ ORS (oresol) hoặc hydrit.
+ Nước cháo muối: dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.
+ Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50g, cho 1 thìa cà phê muối ăn (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.
+ Nước chuối, hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

Trường hợp trẻ mất nước nặng: trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uống nước bị nôn, đi tiểu ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch.
Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm, không nên cho trẻ dùng các thuốc cầm ỉa, chống nôn gây chướng bụng và kháng sinh, chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu.

Chế độ ăn khi bé bị tiêu chảy

Nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.

Các thực phẩm nên dùng khi bé bị tiêu chảy:
+ Gạo (bột gạo), khoai tây.
+ Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
+ Sữa đậu tương (đầu nành), sữa chua.
+ Dầu thực vật.
+ Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp:
+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng ½ trong vòng 2 ngày.
+ Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta caroten, vitamin C…

Bổ sinh men vi sinh và các vi chất đường ruột cho trẻ

Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:
+ Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường.
+ Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

Số lượng thức ăn:
+ Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.
+ Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

1, Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh rửa ráy cho trẻ.
2, Đảm bảo vệ sinh ăn uống, thực phẩm an toàn sạch sẽ, nấu chín.
3, Nước sạch.
4, Phân được xử lý an toàn.
5, Bú sữa mẹ và ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng.
6, Tiêm chủng phòng sở, vacxin phòng tiêu chảy do Rota viruts.

Tác giả: VK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay2,241
  • Tháng hiện tại19,569
  • Tổng lượt truy cập3,216,191
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây