4 lưu ý khi cho trẻ làm thí nghiệm khoa học tại nhà

Thứ sáu - 22/05/2020 11:05
Phụ huynh quan sát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, rửa sạch dụng cụ, khuyến khích con tư duy bằng cách phán đoán hiện tượng xảy ra.
4 lưu ý khi cho trẻ làm thí nghiệm khoa học tại nhà

Các nhà khoa học trên thế giới chứng minh, việc thực hiện các dự án, thí nghiệm khoa học giúp trẻ kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, có những cách mới để đặt câu hỏi, hiểu thế giới xung quanh. Trải nghiệm khám phá khoa học đối với trẻ có thể bắt đầu từ khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé khám phá kiến thức cha mẹ cần bỏ túi những lưu ý.

Vật liệu sạch, an toàn

Bước đầu tiên khi tiến hành làm thí nghiệm là chuẩn bị dụng cụ. Tùy vào điều kiện, gia đình có thể các vật liêu khác nhau để bé thực hành. Bố mẹ định hướng dùng vật có sẵn trong cuộc sống để tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá, không cần mua những đồ đắt tiền.

Trong quá trình khám phá khoa học, trẻ sẽ tiếp xúc với dụng cụ, thậm chí hóa chất. Cha mẹ chú ý làm sạch đồ dùng, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay hoặc kính nếu cần. Sau khi kết thúc, bé phải rửa tay bằng xà phòng.

Phụ huynh giữ vai trò là người giám sát

Với những thí nghiệm đơn giản, phụ huynh nên để trẻ tự thực hiện, người lớn chỉ quan sát, hỗ trợ khi cần thiết, điều này giúp trẻ hứng thú, hình thành tính tự lập.

Trong thời gian đồng hành cùng con, ba mẹ có cách giao tiếp tự nhiên sẽ giúp trẻ hào hứng, khơi gợi trí tò mò. Bạn cũng nên suy nghĩ, thêm các phương án mở rộng với dụng cụ thí nghiệm đang có.

Khi trẻ làm thí nghiệm, cha mẹ chú ý dành thời gian cho trẻ tự do mày mò, thử nghiệm, không nên giục bé. Điều này cũng giúp bạn thời gian để theo dõi bé ở các góc chơi khác. Gia đình quan sát và chỉ tham gia gợi ý khi trẻ gặp vấn đề không giải quyết được. Người lớn tham gia bằng cách đặt câu hỏi để tập cho con suy nghĩ và hành động chứ không nên làm thay.

 


Trẻ thực hành thí nghiệm khoa học giúp kích thích tư duy, trí tò mò.

 

Định hướng trẻ nêu quan điểm

Phụ huynh định hướng trẻ quan sát sự biến đổi của sự vật, hiện tượng như nước sôi, bốc hơi, nước đóng băng, tan dưới tác động của nhiệt độ. Đồng thời, ba mẹ đặt câu hỏi để bé tìm nguyên của sự biến đổi, thậm chí bạn có thể cho con thực hiện thí nghiệm nhiều lần để thấy rõ nguyên nhân, tìm ra lý do khiến việc bé giải thích chưa đúng.

Ghi lại bài học từ thí nghiệm

Để cùng con trai thực hiện thí nghiệm: Nước bẻ "gãy" thìa tại Kid lab trên báo điện tử VnExpress, anh Nguyễn Xuân chuẩn bị thìa và một cốc nước thủy tinh có nước. Đặt thìa vào cốc nước, anh hỏi "con thấy gì nào", con trai đáp "Con thấy thìa bị gãy tại nơi nó nhúng vào nước".

Tại đây, anh Xuân giải thích, nước là môi trường đậm đặc hơn không khí, ánh sáng truyền từ môi trường ít đậm đặc sang môi trường đậm đặc hơn nó sẽ thay đổi hướng. Lúc này, khúc xạ ánh sáng xảy ra.

Sau thí nghiệm, anh Xuân cũng giải thích cho con về nhiều vấn đề xung quanh khúc xạ ánh sáng. Đồng thời, anh cũng bảo con ghi lại vào cuốn sổ nhỏ để giúp bé ghi nhớ.

"Trong cuốn sổ của con trai có những dòng chữ Nước sôi ở 100 độ C, ta nhìn thấy một vật khi ánh sáng chiếu vào mắt ta. Tôi cho rằng, đây là cách vừa học vừa chơi, giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức về khoa học", anh Xuân nói.

Nếu băn khoăn hoặc thiếu ý tưởng về các chủ đề thí nghiệm khoa học, gia đình có thể tham khảo trên Kid lab. Chuyên mục do VnExpress phối hợp với đối tác Naooka đến từ Nga, hàng tuần cung cấp 6 video hướng dẫn thực hiện thí nghiệm, nội dung đa dạng chủ đề.

Để cùng bé khám phá phòng thí nghiệm online phụ huynh thực hiện theo các bước:

- Đăng ký tài khoản trên VnExpress để bắt đầu truy cập Kid lab

- Cha mẹ xem trước video và chuẩn bị các vật liệu cần thiết

- Bố mẹ hỏi trẻ về những đồ dùng mà mình nhìn thấy và chức năng của chúng

- Sau đó, phụ huỵnh miêu tả sẽ làm gì với đồ vật để trẻ phán đoán điều gì xảy ra trong đó, định hướng trẻ hình thành kỹ năng phân tích, kích thích trí tò mò...

- Người lớn bắt đầu thí nghiệm để kiểm tra lý thuyết các dự đoán, nếu trẻ đủ kỹ năng thì nên để trẻ thực hiện, những hoạt động phức tạp phụ huynh hỗ trợ.

- Sau khi kết thúc thí nghiệm, cha mẹ gợi ý để trẻ nói ra những kết luận của riêng mình. Người lớn thăm dò bằng các câu hỏi "Con học được điều gì hôm nay, hiện tượng gì đã xảy ra trong thí nghiệm..."

Tất cả thí nghiệm đều không sử dụng đồ vật hay thành phần nguy hiểm. Video sản xuất và cập nhật liên tục, tập trung vào những nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp.

Hiện, gói truy cập toàn bộ kho video trong 30 ngày có giá 39.000 đồng, đăng ký 3 tháng có giá 99.000 đồng, 189.000 đồng là chi phí thực hành thí nghiệm online tại Kid lab trong vòng 6 tháng. Bạn đọc có thể theo dõi tại địa chỉ

 

 

 

Tác giả: ST

Nguồn tin: VNE

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay65
  • Tháng hiện tại21,834
  • Tổng lượt truy cập2,920,625
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây