Đây là những việc cha mẹ phải nhớ kỹ khi cho con đi ô tô trong những ngày nắng nóng như đổ lửa 

Thứ ba - 16/06/2020 12:18
Trong những ngày nhiệt độ lên cao, nhiều bố mẹ lựa chọn cho con đi chuyển bằng ô tô thay vì các phương tiện giao thông khác. Nhưng có một thói quen rất phổ biến dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm đó là trẻ đang ở ngoài trời nóng bước vào ô tô, bố mẹ đóng sập cửa và bật điều hòa ngay.
Đây là những việc cha mẹ phải nhớ kỹ khi cho con đi ô tô trong những ngày nắng nóng như đổ lửa 

Chỉ cần 10 - 15 phút ở trong một chiếc ô tô đang bị tăng nhiệt, trẻ có thể bị tổn thương não và các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Trái lại, đang ở trong xe bật điều hòa mát lạnh mà mở cửa bước ra ngoài ngay, trẻ có thể bị sốc nhiệt vì thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Sốc nhiệt là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong với các dấu hiệu như thân nhiệt cao, không có mồ hôi, da nóng đỏ, mạch đập nhanh, khó thở...

Mối nguy hiểm khi cho trẻ sử dụng xe ô tô những ngày nắng nóng
Theo mạng lưới nuôi dưỡng trẻ em của Chính phủ Australia (Rasingchildren.net.au), đây là những mối nguy hiểm trẻ có thể phải đối mặt khi sử dụng ô tô những ngày nắng nóng:

- Vào những ngày trời nóng, nhiệt độ trong một chiếc ô tô đang đỗ có thể nóng hơn 40 độ C so với nhiệt độ bên ngoài. Những ngày trời mát mẻ, chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe cũng lên tới hơn 20 độ C. Hầu hết sự gia tăng nhiệt độ này xảy ra chỉ trong 5 phút.

- Ô tô quá nóng có thể khiến trẻ bị say nắng, đe dọa tính mạng, mất nước nhanh chóng, nghẹt thở và tử vong.

- Tử vong do say nắng có thể xảy ra ngay cả khi ô tô đỗ trong bóng râm.

- Trẻ càng nhỏ càng dễ bị say nắng và nhanh mất nước khi ở trong xe ô tô nóng.

 


Bật điều hòa và đóng kín cửa ngay sau khi ở ngoài trời nóng bước vào xe ô tô có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt.

Biện pháp phòng tránh sốc nhiệt khi cho trẻ đi ô tô ngày nắng nóng

Anh Đặng Văn Minh, 1 chuyên gia tư vấn kĩ thuật ô tô hướng dẫn bố mẹ khi cho con đi ô tô những ngày nắng nóng cần lưu ý những điều sau:

1. Khi đỗ xe ở ngoài trời nắng quá lâu, trước khi trẻ lên xe, bố mẹ cần mở cửa sổ để giảm bớt không khí nóng trong xe. Nếu trẻ đang có mồ hôi nhễ nhại, cần dùng khăn lau khô mồ hôi mới bật điều hòa trong xe để tránh bị cảm lạnh.

2. Tuyệt đối không bật điều hòa xe lạnh sâu, gió lớn ngay khi trẻ vừa bước lên xe mà cần giảm nhiệt từ từ để cơ thể trẻ thích nghi dần.

3. Trước khi dừng hẳn xe vài phút, nên tắt điều hòa vài phút và chỉ dùng quạt gió để giúp cơ thể trẻ dần làm quen với nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, có thể hạ cửa kính xuống để không khí có thể lưu thông.

4. Không nên đóng kín cửa xe, nên để 1 khoe nhỏ ở cửa kính để không khí trong xe được lưu thông, giảm bớt sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe.

5. Phun nước lên cửa kính để hạ bớt nhiệt độ trong xe.

 

 

Bố mẹ cần thường xuyên để mắt tới trẻ khi đi ô tô những ngày nắng nóng.

Ngoài ra, có 3 vấn đề khác bố mẹ cần lưu tâm:

- Nội thất ô tô (bảng điều khiển, ghế, ống dẫn khí...) có chất benzen có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Một chiếc xe hơi dưới ánh nắng mặt trời (khoảng 40 độ C) có lượng khí benzen lên cao. Trẻ ở trong xe lâu sẽ hít phải chất độc này. Để hạn chế, cần vệ sinh nội thất xe thường xuyên, bảo dưỡng xe định kì và mở cửa xe trước khi bật điều hòa, người lớn không hút thuốc lá trong xe. Trẻ nhỏ có hệ hô hấp non nớt, nếu hít phải khí này nhiều sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, khó thở và các bệnh liên quan đến gan, thận.


- Tuyệt đối không để trẻ ngồi trong xe ô tô một mình, dù động cơ vẫn làm việc, mở cửa sổ xe và bật điều hòa.

Khi bị bỏ quên trên xe ô tô, trẻ đối diện với rất nhiều nguy hiểm như: ngạt thở, sốc nhiệt, thậm chí thiệt mạng do xe đóng kín, không có nguồn cung cấp oxy. Ngoài ra, do để ngoài trời nắng, nhiệt độ bên trong xe quá cao cũng là nguyên nhân gây nóng bức, khó thở cho trẻ nhỏ.

- Khi cho trẻ di chuyển bằng ô tô quãng đường dài dưới trời nắng nóng, cần thường xuyên chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu ở trẻ. Khi ấy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ ra ngoài, nới lỏng quần áo và cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.

 

 

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô trong thời tiết nắng nóng:
Rasingchildren hướng dẫn bố mẹ một số mẹo sau đây để giúp con bạn thoải mái và an toàn khi di chuyển bằng xe ô tô trong điều kiện nóng bức:

- Cho con uống nhiều nước trong quá trình di chuyển bằng ô tô.

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, rộng rãi.

- Kiểm tra nhiệt độ của ghế xe, dây an toàn trước khi con bạn vào xe. Kim loại nóng, nhựa hoặc da có thể đốt cháy con bạn. Nếu bề mặt ghế, dây an toàn, khóa... quá nóng, hãy lấy một tấm khăn ẩm phủ lên chỗ mà trẻ chuẩn bị ngồi vào.

- Dù trời nóng cũng không được nới lỏng dây an toàn của con bạn, nó phải vừa khít để đảm bảo an toàn cho bé khi di chuyển.

- Sử dụng tấm chắn cửa sổ để bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời chiếu vào.

- Khi di chuyển ô tô chặng dài, nên có kế hoạch dừng lại để trẻ nghỉ ngơi cho thoải mái.

 

 

 

Tác giả: Thanh Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay1,259
  • Tháng hiện tại18,978
  • Tổng lượt truy cập3,186,167
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây