Cách giúp con tạo thói quen đọc sách

Thứ sáu - 05/06/2020 11:34
Cha mẹ có thể tìm hiểu trước về nội dung sách, sau đó bật mí một vài chi tiết hài kích thích sự tò mò và ham đọc sách của con.

Trong tọa đàm "Dạy con thói quen đọc sách" do Hệ thống Giáo dục Học Mãi tổ chức, bà Đinh Phương Thảo - Thạc sĩ ngôn ngữ tại câu lạc bộ Ô Xinh (Hà Nội), chuyên gia hướng dẫn phương pháp đọc sách cùng con và Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - Chuyên gia phương pháp học thông minh đã đưa ra các giải pháp để cha mẹ cùng con rèn thói quen yêu thích đọc sách mỗi ngày.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Phương Thảo: "Đọc sách là một hoạt động tốt trong việc bồi bổ tri thức, giúp hoàn thiện và phát triển hệ thống ngôn ngữ, năng lực sử dụng ngôn ngữ và diễn tả bằng chữ viết, đóng vai trò quan trọng rèn luyện tính cách và hình thành tư duy của con từ khi còn nhỏ".

Nguyên nhân khiến học sinh không thích đọc sách

Trước kia, việc đọc sách dễ dàng và tự nhiên, ngày nay việc đọc sách khó khăn hơn, nhất là học sinh tiểu học và THCS. Lý giải điều này, Thạc sĩ Đinh Phương Thảo đưa ra một số nguyên nhân:

Sức hút của công nghệ: Ti vi, điện thoại thông minh, Ipad... khiến học sinh bị cuốn vào các chương trình ca nhạc, điện tử, phim hoạt hình, trẻ không còn thời gian dành cho đọc sách.

Thứ hai, sức hấp dẫn của các cuốn sách ngày càng bị kém đi, do sự tương tác của các bức tranh, ảnh trong sách không nhiều, dẫn đến tính trạng nhàm chán, gây buồn ngủ khi học sinh phải đọc nhiều chữ.

Thứ ba, tâm lý sợ hãi của học sinh khi nhìn thấy những cuốn sách dày về tri thức, khoa học... Trẻ cảm thấy bị áp lực trước kỳ vọng của bố mẹ mong muốn mình đọc sách để trở thành người tài giỏi.

Đọc sách ở nhà, không có sự tương tác của bạn bè, thầy cô, khiến con dễ chán và nhanh muốn bỏ cuộc.

Cách giúp con tạo thói quen đọc sách
Thạc sĩ Nguyễn Phương Thảo chia sẻ tại tọa đàm Dạy con thói quen đọc sách do Học Mãi tổ chức.

Cách kích thích hứng thú đọc sách của trẻ

Cũng theo Thạc sĩ Đinh Phương Thảo, tạo cho con có thói quen đọc sách không dễ, cha mẹ cần có phương pháp để giúp con tiếp cận với sách và khơi gợi hứng thú đọc sách cho con. Dưới đây là một số gợi ý:

- Không nên tạo áp lực như muốn con đọc sách để trở thành người giỏi, mà nên bắt đầu với mục tiêu vui, giải trí.

- Cha mẹ hãy dành thời gian để cùng con tìm hiểu một cuốn sách nào đó, việc tham gia ngay từ đầu của bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng.

- Cha mẹ có thể tìm hiểu trước về nội dung sách, sau đó bật mí một vài chi tiết hài hước, bí ẩn nhằm kích thích sự tò mò và ham muốn đọc sách của con.

- Tổ chức nhiều hoạt động mang tính vui chơi giải trí từ nội dung của sách. Ví dụ, sau khi cha mẹ cùng con đọc một cuốn sách, để gợi lại nội dung, ý nghĩa của cuốn sách cho con, cha mẹ có thể tìm những từ ngữ liên quan đến con vật, đồ vật hoặc diễn kịch, thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể ứng với một đoạn nào đó trong sách, sau đó cùng nhau đoán xem đoạn đó là đoạn nào. Việc kết hợp giữa đọc sách và chơi trò chơi sẽ khiến con thấy thoải mái, bị cuốn hút và có hứng thú hơn trong việc đọc sách.

- Cùng với đó, cha mẹ có thể hỏi con về nội dung của một cuốn sách nào đó con đang đọc, sau đó dành cho con những lời khen ngợi động viên tinh thần. Để tăng thêm hứng thú cho việc đọc sách, cha mẹ nên thực hiện quay video, ghi âm cảnh con đang đọc sách, giới thiệu về cuốn sách để làm kỷ niệm, khi xem lại con sẽ thấy hào hứng với việc đọc sách của mình.

Chia sẻ về phương pháp kích thích hứng thú đọc sách cho trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam cho rằng, phụ huynh nên tích cực tạo những buổi thảo luận, tương tác bằng cách yêu cầu các con đặt câu hỏi để cùng nhau trả lời nội dung trong sách. Đồng thời, cha mẹ cũng nên kết nối thường xuyên với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm hoặc hội phụ huynh để có kế hoạch phối hợp rèn thói quen đọc sách cho con.

Lựa chọn sách phù hợp

Theo quan điểm của Thạc sĩ Đinh Phương Thảo, tùy vào từng độ tuổi, phụ huynh nên lựa chọn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu và tư duy của con. Học sinh Tiểu học nên đọc những cuốn sách có yếu tố hài hước hoặc mơ ước như hoàng tử, công chúa, người khổng lồ tốt bụng...

Với học sinh ở THCS, động viên con tìm hiểu sách về khoa học, nghiên cứu, từ điển... là những công cụ bổ ích, phục vụ việc học tập của con sau này.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam cho rằng, ủng hộ con trong việc tự tìm hiểu và lựa chọn mua những cuốn sách theo sở thích, như vậy con sẽ có trách nhiệm và hào hứng với việc đọc sách.

Tuy nhiên, trước khi mua sách cho con, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về sách tại các trang giới thiệu sách uy tín trên Internet, cần đọc sơ lược trước để đảm bảo sách có nội dung phù hợp và an toàn với lứa tuổi của con.

 

Tác giả: Thanh Dung

Nguồn tin: VNE

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay541
  • Tháng hiện tại26,630
  • Tổng lượt truy cập2,951,024
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây