Dạy trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết

Thứ hai - 23/09/2024 12:03
dạy trẻ tự vệ
dạy trẻ tự vệ

Từ những nguy cơ bị bắt cóc, đe dọa, tấn công, xâm hại tình dục và giết hại… có thể xảy ra với trẻ, các bậc cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với các nhà giáo dục để hình thành cho trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết.

Ảnh minh họa. Ảnh: IT

Hình thành kĩ năng tự vệ cần thiết cho trẻ

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 cho thấy tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (XHTD TE) như hiếp dâm giao cấu, dâm ô với trẻ em chiếm tỷ lệ 70% trong các vụ xâm hại trẻ em. Đáng chú ý là nạn nhân bị xâm hại ở lứa tuổi rất trẻ, thủ phạm xâm hại trẻ em là nhiều đối tượng khác nhau thậm chí là người thân trong gia đình. Từ những nguy cơ bị bắt cóc, đe dọa, tấn công, xâm hại tình dục và giết hại… có thể xảy ra với trẻ, các bậc cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với các nhà giáo dục để hình thành cho trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết. Đó là những khả năng vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thân được an toàn.     

Những biện pháp nhằm hình thành kĩ năng tự vệ cần thiết cho trẻ: 

- Dạy trẻ tuyệt đối không tin tưởng người lạ: Trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của cha mẹ. Thậm chí người đó biết cả tên cha mẹ và tên của trẻ. Nếu cha mẹ bận việc, không đến đón trẻ ở trường được, chắc chắn sẽ gọi điện thoại đến báo với cô giáo ai là người sẽ đến đón trẻ, khi đó trẻ mới được đi theo. Khi người lạ cho quà bánh tuyệt đối trẻ không được nhận để tránh trường hợp kẻ xấu tẩm thuốc mê vào thức ăn, trẻ sẽ gặp nguy hiểm. Trẻ phải từ chối khi người lạ tự nhiên cho con quà bánh, nước uống hoặc những món đồ hấp dẫn… Nhưng khi từ chối con vẫn phải từ tốn, nói lời cám ơn và giữ thái độ lễ phép, mềm mỏng nhưng kiên quyết.

- Giúp trẻ biết cách xử lý trong những trường hợp gặp nguy hiểm, bất lợi. Dạy trẻ không bao giờ được giữ im lặng những điều có nguy cơ bất trắc đối với bản thân. Chẳng hạn như thấy có người lạ theo dõi mình hoặc có những hành vi bất thường. Im lặng chính là che dấu cho hành vi bất nhân, đồi bại của kẻ xấu. Cha mẹ nên dạy trẻ hãy “giả vờ” chấp nhận những yêu cầu trước mắt của người lạ khi chúng bắt cóc trẻ, nhưng phải giữ được thái độ bình tĩnh, kể chuyện huyên thuyên, hát khe khẽ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để đánh lạc hướng nhằm tìm cách thoát thân hoặc gây sự chú ý những người xung quanh. Nên chú ý rằng do trẻ còn nhỏ nên sự chống cự bằng hành động của trẻ sẽ không có hiệu quả, mà chỉ gây hại cho bản thân. Tuyệt đối không được khóc lóc, la hét ầm ĩ khiến kẻ xấu bực tức mà có những hành động bạo lực làm tổn thương cơ thể. Hãy hướng dẫn trẻ dùng sự mưu trí, sáng tạo gắn với tình huống cụ thể để thoát thân và lẫn trốn an toàn như lợi dụng kẻ xấu chủ quan dùng lá cây, đất cát ném vào mặt…

- Dạy trẻ kiên quyết trước những dấu hiệu của hành vi xâm hại tình dục

Giúp trẻ nhận biết những hành vi xâm hại tình dục và biết cách ứng phó trong những tình huống bất lợi. Cha mẹ trò chuyện và hướng dẫn con cách xử lý trong tình huống xâm hại tình dục như: Tuyệt đối trẻ không được đồng ý ngồi xem những phim hoặc những tranh ảnh đồi trụy. Người xem những phim hoặc hình ảnh đó, sẽ bị kích thích rất dễ thực hiện những hành vi xấu với trẻ. Trẻ cần kể lại chuyện này cho cha mẹ.

Kĩ năng tự vệ của trẻ có thể đạt được

- Trẻ biết chủ động từ chối trong những tình huống có thể gặp nguy hiểm: Người lạ rủ đi chơi; người lạ cho đồ chơi, quà bánh, nước uống; người lạ gõ cửa khi ở nhà một mình; người lạ gọi điện thoại đến lúc ở nhà một mình; người lạ đón trẻ ở trường.

- Trẻ biết cách cầu cứu sự giúp đỡ phù hợp từ những người đáng tin cậy trong tình huống gặp khó khăn: Khi bị lạc; khi bị người khác dọa nạt, đánh đập, ngược đãi, xâm hại. 

- Trẻ biết cách ứng phó khi thấy có dấu hiệu của hành vi xâm hại tình dục: Nhận biết được các hành vi xâm hại tình dục; biết cách phản ứng khi bị người khác có những hành vi xâm hại; tránh xa bất kỳ ai và những nơi có nguy cơ bị xâm hại tình dục; biết chia sẻ với người lớn và tìm kiếm sự giúp đỡ khi trẻ bị xâm hại tình dục.

- Trẻ chủ động ứng phó với những hành vi bạo lực: Khi bị bạn bè ức hiếp, đánh đập hoặc trấn lột; khi bị người lớn bạo hành (đánh đập, bỏ đói, bắt lao động quá sức).

- Biết cách ứng phó khi bị bắt nạt: Khi bị người khác dùng lời khiếm nhã, xúc phạm,  khi bị bạn bè tẩy chay, ức hiếp.

Từ những tình huống kể và hướng dẫn cách xử lý thích hợp cho trẻ vào lúc cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau sẽ có tác dụng giúp cho trẻ từng bước biết cách giải quyết từng sự việc cụ thể. Cứ như vậy dần dần sẽ hình thành được kỹ năng tự vệ cho trẻ, giúp trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm để mình được an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển tâm lý - nhân cách toàn diện ở trẻ.


 

Tác giả: ST

Nguồn tin: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay294
  • Tháng hiện tại18,013
  • Tổng lượt truy cập3,185,202
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây