Một số cách tương tác và hướng dẫn sau của cha mẹ sẽ giúp trẻ biết nói nhanh hơn và chuẩn xác hơn.
Ở độ tuổi chập chững biết đi (từ 2-3 tuổi), vốn từ vựng của hầu hết trẻ đều tăng lên, từ một vài lên đến 200 từ. Giai đoạn này trở thành nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ, lời nói và quan trọng hơn là kỹ năng đọc/nghe hiểu của trẻ. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm ngay bây giờ để khuyến khích con nói nhiều hơn:
1. Nói lại lời của bạn một cách rõ ràng
Đừng ngại sử dụng vốn từ vựng đa dạng khi nói chuyện với trẻ - hãy kể tên nhiều bộ phận trên cơ thể khi cho trẻ tắm chẳng hạn. Chỉ cần nhớ nói thật rõ ràng và tránh sử dụng những câu dài, phức tạp. Nhấn mạnh các từ chính trong một câu, chẳng hạn như "chú chó" trong "Con nhìn đằng kia kìa, nó là một chú chó!"
Cách nói nhấn mạnh giúp trẻ học từ nhanh (Ảnh minh họa).
2. Đưa ra các lựa chọn cho con
Khi đưa một thứ gì đó cho con, đưa dưới dạng các lựa chọn. Ví dụ: bạn nói với con: "Con muốn tráng miệng bằng chuối hay táo?" hoặc "Con muốn mặc áo vàng hay áo xanh hôm nay?"... Điều này không chỉ giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ hơn và cho phép trẻ đưa ra câu trả lời mà còn rèn luyện trẻ tính độc lập cũng như hạn chế khả năng từ chối của trẻ (nhất là với những bé có xu hướng nói "không" với nhiều thứ).
3. Lặp đi lặp lại nhiều lần
Trong một bài viết trên trang KidsHealth có đoạn: "Vốn từ vựng của con bạn sẽ phát triển nhanh chóng, nhưng khả năng phát âm không theo kịp tốc độ. Do đó, hãy nhấn mạnh cách phát âm đúng trong câu trả lời của bạn".
Đọc cùng một câu chuyện trước khi đi ngủ mỗi tối (vì con bạn không ngừng đòi hỏi!) cũng rất tốt cho sự phát triển khả năng nói của trẻ. Vì vậy, cha mẹ chớ vội cảm thấy mệt mỏi với việc này.
"Một cách để trẻ học từ mới là nghe đi nghe lại cùng một câu chuyện. Nó có thể nhàm chán với bạn, nhưng với con thì không". Tiến sĩ nhi khoa Carmen Ramos-Bonoan, giám đốc quốc gia của Hiệp hội Nhi khoa cấp cứu Philippines (PAPA) nhấn mạnh.
4. Duy trì thói quen đọc sách trước khi đi ngủ
Tìm sách về đủ loại chủ đề, chủ điểm mà trong đó có những từ con bạn chưa từng gặp. Đối với độ tuổi này, đó là những cuốn sách có vần điệu, nhịp điệu hoặc nội dung lặp đi lặp lại mà con bạn có thể học thuộc lòng, những cuốn sách đơn giản và hài hước, sách về trẻ em và gia đình, sách có hình ảnh và tên của những thứ khác nhau.
5. Coi việc nói chuyện với con như một cuộc hội thoại thực thụ
Khi 3 tuổi, trẻ có thể kết hợp 3-6 từ để tạo thành câu. Chúng là những câu hoàn chỉnh tuy còn rất đơn giản, chẳng hạn "Mẹ đang ăn". Cho dù cuộc trò chuyện đơn giản đến đâu, hãy sử dụng nó như một cơ hội để giải thích kỹ hơn những gì trẻ nói ("Đúng, gà trống tạo ra âm thanh đó! Chúng thích gáy khi thức dậy vào buổi sáng").
Bạn cũng có thể hỏi con những câu hỏi bắt đầu bằng "cái gì," "ai" và "ở đâu". Giao tiếp qua lại xây dựng kỹ năng thuyết phục của trẻ, giúp con học cách thay phiên nhau khi trò chuyện.
6. Tắt các thiết bị di động và TV
Nếu muốn khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, hãy chủ động nói chuyện với con và bỏ điện thoại sang một bên. Khi chúng ta để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trong xe hơi hoặc xe buýt, những cơ hội thực sự tốt để nói chuyện với con mình. Bạn có thể nói về những gì bạn đang thấy và ngày hôm nay của bạn. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ.
Bạn có thể nói về những gì bạn đang thấy và ngày hôm nay của bạn. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ (Ảnh minh họa).
7. Nói chuyện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh
Các phụ huynh dạy con song ngữ có thể sợ rằng tiếng mẹ đẻ sẽ cản trở trẻ học ngôn ngữ thứ hai. Ronald Ferguson, giám đốc Sáng kiến Khoảng cách Thành tựu và là giáo sư tại Đại học Harvard, cho biết: "Không phải như vậy". Trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. "Bạn cần phải nói chuyện với trẻ thật nhiều, bất kể tiếng mẹ đẻ của bạn là gì bởi những mẫu cơ bản trong ngôn ngữ con người mà trẻ tiếp thu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thấm nhuần ngôn ngữ sau này".
Tác giả: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai