Trẻ chậm nói có phải mắc tự kỷ?

Thứ hai - 15/05/2023 13:54
Trẻ chậm nói có phải mắc tự kỷ?
 
 

Trẻ tự kỷ thường chậm nói nhưng không có nghĩa là mọi trường hợp trẻ chậm nói đều mắc chứng tự kỷ.

Chậm nói là dấu hiệu phổ biến ở trẻ tự kỷ nhưng cũng có thể biểu hiện ở trẻ em không mắc bệnh này. Có sự khác biệt rõ rệt giữa chậm nói ở trẻ tự kỷ và các dạng chậm nói khác. Trong nhiều trường hợp, ngay cả cha mẹ cũng có thể nhận thấy những khác biệt này.

Trẻ nhỏ nhận thức được giao tiếp chính là chìa khóa để đạt được điều chúng muốn. Từ trước khi học cách sử dụng ngôn ngữ nói, trẻ nhỏ sẽ giao tiếp bằng mắt hay cử chỉ như kéo tay áo, chỉ trỏ hoặc bập bẹ một vài từ trong miệng. Theo thời gian, phần lớn các bé sẽ học nói và có xu hướng bắt chước hành động của những người xung quanh một cách tự nhiên.

Trẻ cũng có thể dành nhiều thời gian để quan sát mọi người hơn là quan sát mọi thứ, ưa thích sự đông vui, sự quan tâm, được chơi đùa với mọi người và sẽ nhanh chóng trở nên buồn chán hoặc cáu gắt khi ở một mình.

Trẻ tự kỷ lại có xu hướng ngại giao tiếp khiến cho vấn đề kết nối với mọi người có chút khó khăn hơn. Mặc dù trẻ mắc chứng tự kỷ nhẹ có thể thích giao tiếp nhiều hơn một chút so với những trẻ tự kỷ nặng hơn, đa số trẻ mắc chứng bệnh này ít quan tâm đến giao tiếp xã hội.

Ở trẻ tự kỷ có thể hiếm khi hoặc không bao giờ bắt chước hành động của người khác, các bé cũng thiên về quan sát sự vật hơn là bố mẹ hay người thân, sẵn sàng ở một mình để theo đuổi sở thích riêng... Tất cả những đặc điểm này dẫn đến các hành vi, sở thích và biểu hiện khác nhau ở các bé. Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn hơn trong việc sử dụng hoặc hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ (chẳng hạn như chỉ tay, kéo và cười).

Chậm nói là dấu hiệu phổ biến ở trẻ tự kỷ nhưng cũng có thể biểu hiện ở những trẻ không mắc bệnh này. Ảnh: Dreamstime

Sự khác biệt giữa chứng chậm nói ở trẻ tự kỷ và các chứng chậm nói khác khá dễ nhận ra. Có thể phân biệt thông qua hai trường hợp dưới đây:

Một bé chưa biết nói lúc 2 tuổi, dù chưa nói được nhưng lại biết bập bẹ một vài từ không rõ nghĩa trong miệng và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với những người xung quanh. Bé biết dùng cử chỉ để thu hút sự quan tâm của mọi người, nhằm đạt được thứ bé muốn, tương tác với những người khác; thích chơi với bố mẹ, anh chị em của mình và sẽ cảm thấy khó chịu khi bị bỏ lại một mình.

Một bé khác bằng tuổi nói được một vài từ nhưng không sử dụng để giao tiếp mà chỉ lặp đi lặp lại với chính mình. Bé hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng cử chỉ, âm thanh hoặc lời nói để yêu cầu thứ gì đó mà bé muốn, sẵn sàng ở chơi một mình và ít khi chú ý đến ba mẹ, người thân.

Với hai trường hợp trên, bé đầu tiên có thể bị chậm nói, cần được can thiệp sớm và bé thứ hai có thể có các dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ. Ngoài chậm nói, một số vấn đề khác liên quan đến giao tiếp có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ và cha mẹ có thể căn cứ vào đây để biết con mình có bị bệnh hay không.

Ở trẻ tự kỷ, chậm nói thường xảy ra cùng với các vấn đề giao tiếp khác chẳng hạn như không sử dụng cử chỉ, không trả lời tên của mình và không thể hiện sự quan tâm đến việc kết nối với mọi người. Ngoài ra, trẻ cũng chỉ nói những từ đơn lẻ hoặc lặp đi lặp lại một số cụm từ nhất định, câu vô nghĩa hoặc có ý nghĩa đặc biệt mà chỉ những người quen thuộc với cách giao tiếp của trẻ mới biết.

Nếu lo lắng con mình đang mắc chứng tự kỷ, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám. Khi bác sĩ xác định tình trạng chậm nói của con có liên quan đến chứng tự kỷ, bé có thể bắt đầu được trị liệu sớm để nhận được những cơ hội tốt nhất nhằm đạt được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

 

Tác giả: Bảo Bảo (vnexpress.net) (Theo Very Well Health)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay144
  • Tháng hiện tại17,863
  • Tổng lượt truy cập3,185,052
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây