Trẻ thiếu kẽm dễ cảm cúm, thường chán ăn; bé thiếu sắt thường mệt mỏi, cáu kỉnh, ít tập trung, buồn ngủ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ có thể dẫn đến rối loạn da, vấn đề về tiêu hóa, sự phát triển của xương, thậm chí ảnh hưởng đến tinh thần và nhận thức. Dưới đây là những dấu hiệu về tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ. Trầm cảm, lo lắng Các chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe não bộ và nhận thức. Trẻ em thiếu hụt dinh dưỡng có thể thường xuyên quấy khóc, cáu kỉnh hoặc mắc chứng lo âu, trầm cảm mạn tính. Bé nên ăn đầy đủ protein vì chất này có chứa các axit amin giúp não hoạt động bình thường. Nguồn protein chất lượng cao có trong cá, thịt bò, các loại đậu... Trẻ thiếu chất thường mệt mỏi, chán ăn. Ảnh: Freepik Chán ăn Những trẻ bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Kẽm cần thiết cho sức khỏe và sự hình thành não bộ. Trẻ nhỏ nên được bổ sung kẽm hàng ngày từ các nguồn thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cua... Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt. Béo phì Suy dinh dưỡng thể béo phì là trẻ em bên ngoài có thể trạng béo tốt, phát triển bình thường nhưng lại thiếu canxi, thiếu máu, vitamin D, còi xương. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân như phụ huynh lựa chọn thực phẩm không phù hợp với trẻ; chế độ ăn không cân đối khi thiếu hụt chất đạm và dư thừa năng lượng từ chất béo, đường; rối loạn chuyển hóa, giảm tình trạng hấp thụ canxi... Trẻ béo phì suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, còi xương... Về lâu dài, tình trạng này có thể gây ra các bệnh lý như biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống... Da hoặc tóc khô Nếu trẻ bị khô da hoặc tóc thì có có thể bị thiếu vitamin A, B, K, E. Đây là những vitamin tan trong chất béo. Vì vậy, bé cần cung cấp các vitamin này trong chế độ ăn uống, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng. Thiếu năng lượng Thiếu sắt làm cho cơ thể trẻ mệt mỏi, ốm đau, da xanh xao; tóc, móng của trẻ khô, dễ gãy. Trẻ chậm chạp, hay buồn ngủ, ít tập trung, ít đùa nghịch, cáu gắt, chán ăn. Cha mẹ nên chế biến các món ăn cho bé từ các loại hạt, hạt, đậu, trái cây khô, thịt... để đáp ứng nhu cầu về sắt trong cơ thể. Đau xương Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến đau xương, chậm phát triển thể lực, da xanh, chuột rút cơ và mềm xương. Đồng thời, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Điều quan trọng là cha mẹ cung cấp canxi thích hợp và đầy đủ vitamin D để giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Lê Nguyễn (Vnexpress.net) (Theo Timesofindia)
|
Tác giả: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai