Những biểu hiện dễ nhầm lẫn trẻ mắc tự kỷ

Thứ năm - 30/03/2023 07:52
Những biểu hiện dễ nhầm lẫn trẻ mắc tự kỷ
 
 

Trẻ chậm nói, chậm phát triển do bị ngộ độc chì hay biết đọc sớm... sẽ có những biểu hiện mà nhiều cha mẹ dễ nhầm lẫn với chứng tự kỷ.

Rối loạn tâm lý

Những rối loạn tâm lý như rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn phản ứng, giao tiếp xã hội... có thể gây ra hành vi ám ảnh, vấn đề về lời nói và giao tiếp giống như tự kỷ.

Ngộ độc chì

Chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm tuổi, do làm tổn thương não trước khi trẻ có cơ hội phát triển đầy đủ, dẫn đến bị suy giảm hệ thần kinh, nhận thức, thể chất suốt đời. Nếu một đứa trẻ bị nhiễm độc chì do ăn phải các mảnh vụn sơn hoặc uống nước có chứa hạt chì, chúng có thể bị chậm phát triển và gặp khó khăn trong học tập. Biểu hiện có thể giống tự kỷ.

Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng

Một số trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc xúc giác. Việc nghe thấy tiếng ồn lớn có thể khiến chúng khó chịu hoặc ngừng giao tiếp. Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ cũng có thể những biểu hiện này kết hợp với triệu chứng khác như chậm nói.

Trẻ rối loạn tâm lý, quá thông minh có thể dễ bị nhầm lẫn với chứng tự kỷ. Ảnh: Freepik

Chậm nói, vấn đề về thính giác hoặc các tình trạng chậm phát triển khác

Chậm phát triển là khi trẻ không làm được những điều mà bạn bè có thể thực hiện. Điều này có thể bao gồm: khả năng ngôn ngữ, lời nói, thính giác, vấn đề về tương tác xã hội và suy giảm kỹ năng tư duy.

Chậm nói thường xảy ra khi có vấn đề trong các vùng não, nơi kiểm soát cơ chịu trách nhiệm nói. Do đó, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh vì chúng không thể phối hợp cử động của môi, lưỡi và hàm. Hở hàm ếch, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa là những lý do giải thích cho hiện tượng trẻ bị chậm nói.

Trẻ tự kỷ thường chậm phát triển. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do các nguyên nhân khác như nhiễm độc chì, hội chứng Down hoặc nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác.

Biết đọc sớm hay trí thông minh cao

Trẻ có thể đọc từ khi còn nhỏ hoặc có dấu hiệu khác của trí thông minh cao đôi khi được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.

Tự kỷ là chứng rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng cơ bản của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy bé mắc tự kỷ cũng bị giảm hứng thú đối với môi trường bên ngoài.

Để chẩn đoán chứng tự kỷ, bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển và hành vi của trẻ. Bác sĩ có thể đặt câu hỏi cho phụ huynh, bản thân trẻ ghi lại toàn bộ tiền sử sức khỏe, kết hợp quan sát hành vi của trẻ.

Việc điều trị chứng tự kỷ nhẹ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Phụ huynh có thể cải thiện các triệu chứng tự kỷ cho con bằng những liệu pháp sau: can thiệp nhận thức để dạy các bé hiểu và thay đổi suy nghĩ và hành vi; tập cho bé thói quen vận động để tăng cường thể chất và kỹ năng vận động; xây dựng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng tốt cho sự phát triển não bộ.

Lê Nguyễn (Vnexpress.net)

(Theo WebMD)

 


 

Tác giả: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,160
  • Tháng hiện tại30,854
  • Tổng lượt truy cập2,955,248
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây