Cho dù đang mặc trên người bộ quần áo mới tinh, trắng bong, các bé cũng không ngại nhảy ngay vào bùn, vầy đến lem luốc từ đầu tới chân.
Trẻ em bị bùn cuốn hút như nam châm trước sắt. Ảnh: Getty Images. Người lớn thường cố ngăn trẻ nghịch bẩn nhưng, đằng sau "thói xấu" như được lập trình sẵn này lại là lý do đáng để... không tiếc xà phòng. Cái lợi của... bẩn Hầu hết các bậc sinh thành đều thích và muốn cho con cái còn nhỏ của mình mặc quần áo đẹp. Lẽ dĩ nhiên, họ cũng muốn con cái cẩn thận giữ gìn trang phục, nhưng các bé thì hình như chẳng quan tâm. Cho dù là ở thành thị hay nông thôn, các bé cũng thích chạy nhảy, lăn lộn và không ngại biến bộ quần áo mới tinh thành cũ xì vì nhăn nhúm và bám bẩn. Có vẻ như, câu cửa miệng của người làm cha, làm mẹ trên khắp thế giới luôn là "Đừng có nghịch bẩn!". Nhờ đô thị hóa với bê tông chiếm lĩnh mặt bằng, nhiều người tránh được nỗi phiền này nhưng, kết quả của việc sạch sẽ lại đi ngược với mong muốn. Trẻ em dễ mắc các bệnh như cảm cúm, trầm cảm, béo phì, dị ứng thực phẩm... hơn. Thập niên 1980, nghiên cứu sức khỏe trẻ em từng đưa ra "giả thuyết vệ sinh" gợi ý rằng, việc quá sạch sẽ hình như gây tác dụng phụ đáng lo ngại lên hệ thống miễn dịch. Lập tức, giả thuyết này bị phản bác và vấp vô số chỉ trích. Cho đến tận bây giờ, nó vẫn bị gạt đi, vì có khả năng cổ xúy thói quen lười biếng rửa chân tay. "Thực ra, nếu nhìn nhận một cách khách quan, bẩn khá... có lợi cho trẻ em", Giáo sư sinh lý học tích hợp - Christopher Lowry, Đại học Colorado (Mỹ) đánh giá. Theo ông Lowry, những vi sinh vật có trong bùn đất chỉ là những "người bạn cũ" vốn song hành với con người từ thuở sơ khai. Gần như tất cả chúng đều không chỉ vô hại, mà còn góp phần "huấn luyện thể lực" cho hệ miễn dịch, vì bản năng của hệ thống này là chống lại bất kỳ kẻ xâm nhập nào. Năm 2009, một nghiên cứu sức khỏe tinh thần trẻ em đã cho thấy, trẻ bị mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý lấy được sự tập trung tốt hơn sau 20 phút tự do đi bộ trong công viên so với 20 phút đi bộ trên đường phố dưới sự trông nom cẩn trọng. Cũng kể từ năm này, "liều lượng tự nhiên" được xem như một "đơn thuốc" hiệu quả và an toàn, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý ở trẻ. Bẩn mới... khỏe Nghịch bẩn giúp trẻ giảm căng thẳng và khỏe mạnh hơn. Ảnh: Getty Images. "Xét từ góc độ quan điểm cộng đồng, khuyến khích trẻ em nghịch bẩn là chuyện không nên làm", ông Lowry nói. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ, việc tiếp xúc thường xuyên với những "người bạn cũ" là vô cùng cần thiết. Kết quả quan sát trẻ trưởng thành ở nông thôn chỉ ra, các bé hiếm khi mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng hoặc rối loạn tự miễn dịch. Nguyên nhân có lẽ là nhờ hệ miễn dịch được tôi luyện và ngày càng mạnh mẽ hơn sau khi tiếp xúc với đa dạng các loại vi sinh vật trong môi trường sống. "Khi cơ thể bị các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, côn trùng... đe dọa, hệ miễn dịch liền kích hoạt phản ứng viêm, cơ chế phòng vệ chống lại nhiễm trùng", ông Lowry phân tích. Một trong những "người bạn cũ" thân thiết nhất của hệ miễn dịch là Mycobacterium vaccae (M-vaccae), có rất nhiều trong bùn đất. Khi các nhà nghiên cứu thử cho chuột tiếp xúc với M-vaccae, họ phát hiện các tế bào T (tế bào bạch cầu quan trọng của hệ thống miễn dịch, đóng vai trò trung tâm trong phản ứng miễn dịch thích ứng) của chuột hoạt động mạnh, sinh sản nhanh, khiến chuột năng động hẳn ra và khỏe lên. Có vẻ như, M-vaccae vừa giúp giảm căng thẳng, vừa cải thiện sức khỏe thể chất. Ngay cả giun sán - ký sinh trùng đường ruột tai hại, nếu "liều lượng" vừa đủ, cũng kích thích phản ứng miễn dịch, góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh viêm ruột như bệnh Crohn. Tìm về bùn đất Trong bùn đất là những 'người bạn cũ' có lợi cho hệ miễn dịch. Ảnh: Getty Images. "Chìa khóa của sức khỏe trẻ em, có khả năng chính là bùn đất", ông Lowry nhận định. Hiện, Phần Lan đang có 4 trung tâm chăm sóc trẻ em ban ngày đã thay thế toàn bộ sân bê tông, đường nhựa... bằng sân đất và thảm thực vật. Các thầy, cô giáo cũng phát hộp trồng cây cho mỗi bé, khuyến khích làm vườn nơi sân trường. Kết quả quan sát cho thấy, chỉ sau 1 tháng tiếp xúc với bùn đất, chức năng miễn dịch của bé đã được cải thiện. Lượng tế bào T gia tăng mạnh, khiến hệ miễn dịch ngày càng khỏe hơn, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn trước các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng. "Rất nhiều trường mẫu giáo và tiểu học đang ý thức được tác dụng tuyệt vời của tự nhiên, tích cực mở rộng sân chơi cũng như các hoạt động ngoài trời", kiến trúc sư chuyên thiết kế trường học - Marilisa Modena (Mỹ) nhận thấy. Ngày nay, thay vì tránh bẩn, các phụ huynh ở đô thị đang rủ nhau mang bùn đất, cây cỏ... vào nhà, tận dụng bàn ghế, xoong chảo... cũ làm không gian chơi cho con cái. So với những lợi ích tuyệt vời mà lấm bẩn mang lại, thì việc hư quần áo hay tốn nước giặt không là gì. Theo Afamily.vn Theo BBC Theo Giáo dục và Thời đại
|
Tác giả: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò
- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu
- yaourt
Bữa chiều:- Miến gà