Cột mốc khủng hoảng tuổi lên 3 vốn là cơn ác mộng với nhiều bà mẹ. Đừng cuống mẹ nhé, bình tĩnh đi, tất cả đều có tuyệt chiêu đặc trị hiệu quả. Bé sẽ sớm vào nề nếp thôi!
Bé 3 tháng tuổi biết làm gì và bé 3 tuổi biết là gì? Quả là câu hỏi khập khiễng đúng không mẹ? Ở hai cột mốc nà, một sẽ là bé cưng siêu đáng yêu với những hành động ngộ ngĩnh mẹ muốn ngắm mãi thôi. Vế còn là là siêu nghịch, bướng bỉnh và đang khủng hoảng tuổi lên 3. Lúc này, một là nhường bé, chấp nhận muốn gì được lấy, hai là dùng tư cách người lớn áp chế, ba là tìm ra độc chiêu đặc trị.
3 biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3 hiệu quả
Mềm có, cứng rắn có, khuyên bảo có, giải thích cũng có mà đôi khi nặng nhẹ đòn roi nữa, vậy mà 3 tuổi sao khó dạy quá. Mẹ có biết, ở cột mốc này, tuy dễ mà khó, điều cần nhất là phụ huynh phải bình tĩnh và thống nhất cách dạy con. Tuổi con đang lớn, không dễ gì áp chế.
1 vạn câu hỏi "vì sao"?
Ở tuổi lên 3, ít khi bạn thấy bé mè nheo mà chuyển thẳng sang các câu hỏi dạng vì sao thế này, vì sao thế kia. Đừng vội vàng trả lời ngay vì chắc rằng cả ngày làm việc khá mệt mỏi, bạn không đủ deo dai để giải thích toàn bộ những vấn đề mà bé thắc mắc.
Bé có hằng trăm ngàn thắc mắc tại sao, vì sao cho mẹ thỏa sức trả lời
Tâm lý của trẻ là hỏi ngay và luôn nhưng đôi khi không biết chính xác vấn đề mình cần là gì. Nếu cha mẹ giải đáp có thể định hướng luôn suy nghĩ của mẹ. Tốt nhất, nên cho bé khoảng thời gian suy nghĩ từ 3-5 phút xem câu trả lời cá nhân bé cho vấn đề mình đặt ra là gì. Mẹ có thể hỏi lại: "Có phải con muốn như thế này không?". Chỉ sau khi bé đưa ra quan điểm của mình, dựa theo đó bố mẹ hướng dẫn đi đúng vấn đề.
Lưu ý thêm rằng, tất cả các câu trả lời của phụ huynh nên đơn giản hóa vấn đề, và giải thích theo logic trẻ con. Nếu không thể trả lời cũng không nên dập tắt các câu hỏi của con mình. Mẹ có thể chia sẻ rằng mình cũng cần thêm thời gian suy nghĩ và trả lời bé sau. Tuyệt đối không nổi nóng, trả lời có lệ hay nói dối. Những điều này sẽ làm trẻ tốn thương và thui chột kỹ năng hỏi vô cùng quan trọng cho tương lai sau này.
Ăn vạ ư? Chuyện thường ở huyện
Một trong những ám ảnh lớn nhất với hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ chính là điều này. Trẻ ăn vạ là chuyện như cơm bữa. Vui thì bé khóc mè nheo, không vui thì nằm lăn ra bất kỳ địa điểm nào để đòi cho được thứ mình muốn. Đứng trước tình huống này, nhiều phụ huynh botay.com, đành lòng "Ừ thôi mua chon con để yên chuyện". Đây chính là bàn đạp cho những lần thăng tiến mức độ ăn vạ tiếp theo.
Cũng có nhiều mẹ kiên nhẫn giải thích vì sao bé không cần mua món đồ nhưng con vẫn không ngừng khóc. Thậm chí là gào khóc thảm thiết. Và cái gì đến cũng phải đến. Bé lập tức nhận được đòn mạnh tay, ép buộc phải ngừng khóc ngay để đi về nhà. Con có thể nín nhưng tâm trạng bùng nổ bên trong còn dữ dội hơn.
Chuyện là, rõ ràng đây là cách trong rất nhiều cuốn sách, bài báo đã viết: Cứ làm lơ bé đi rồi bé sẽ nín thôi nhưng tại sao lại không có kết quả. Hãy xem xét lại phương pháp áp dụng, có thể lý thuyết thì đúng, nhưng cách làm hoàn toàn sai.
Đừng lùi bước trước những cơn ăn dai dẳng của bé
Nên nhớ rằng, áp dụng phương pháp làm lơ với con, trước tiên là tất cả các thành viên trong nhà đều phải thống nhất với nhau rằng sẽ làm lơ mỗi khi con ăn vạ. Khi con bắt đầu ăn vạ vì những lý do vô lý của mình, bình tĩnh với các bước sau:
Giải thích cho con hiểu vì sao con không được đáp ứng nhu cầu con muốn và đó là lần giải thích duy nhất.
Con sẽ gào khóc làm áp lực nhưng ba mẹ làm lơ.
Làm lơ nghĩa là tất cả sẽ không chú ý đến, không tiếp xúc bằng mắt, không nói chuyện với con, cho con cái không gian riêng để con thỏa sức gào thét.
Luôn để mắt đến con, lâu lâu lén quan sát xem con có làm gì nguy hiểm không mà không để con biết để kịp thời mang con đến nơi an toàn hơn cho con tiếp tục thỏa sức ăn vạ.
Để bé tha hồ tung hoành cho đến khi con mệt mỏi vì không ai để ý thì con sẽ tự động chấm dứt hành động của mình.
Liều thuốc cho bệnh "ăn vạ"
Liều thuốc cho bệnh "ăn vạ"
Hầu hết các bạn nhỏ đều mắc phải thói xấu ăn vạ: Khóc lóc, la hét hay không ngừng làu bàu để đòi cho bằng được thứ mình muốn. Mẹ phải làm gì để giải quyết những tình huống này?
Không thể không ăn đòn
Có những lúc bạn nhất định phải đánh đòn bé vì mọi phương pháp mềm nắn đều không thành công. Sử dụng đòn roi là hạ sách nhưng không thể không dùng với những bé có tích cách quá bướng bỉnh.
Chỉ lưu ý rằng, sử dụng vật dụng ít mang tính chất sát thương cho trẻ, đánh 1 trận để bé nhớ và không lặp lại thường xuyên mới mang tính răng đe cao.
Khủng hoảng tuổi lên 3 có thể sẽ là cột mốc đáng sợ với nhiều mẹ nhưng dù thế nào bản năng làm mẹ vẫn đủ sức đưa mẹ lèo lái qua thời điểm này. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần làm trong là kiên nhẫn chịu đựng, không được mềm lòng trước đòi hỏi vô lý của bé.
Tác giả: VK
Nguồn tin: VK
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Sữa
- Soup nui
- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc
- yaourt
Bữa chiều:- Bánh mì sandwich,hột gà