Nếu thấy con có thái độ hỗn hào thiếu tôn trọng thì cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 phương pháp này 

Thứ ba - 10/09/2024 09:38
Nếu thấy con có thái độ hỗn hào thiếu tôn trọng thì cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 phương pháp này 

Thiếu tôn trọng và cư xử không đúng là những thái độ, hành vi cần được bố mẹ ngăn chặn từ sớm, nhưng đối phó như thế nào cho hợp lý thì không phải bố mẹ nào cũng biết.

1. Giữ bình tĩnh và không phản ứng thái quá


Hãy bình tĩnh mỗi khi con có thái độ không tôn trọng (Ảnh minh họa).

Cuộc sống bận rộn với trăm công nghìn việc có thể dễ khiến bố mẹ nổi nóng và mất bình tĩnh khi con cư xử không ngoan. Tuy nhiên, trút hết tức giận và thất vọng lên trẻ chỉ vì bạn có quyền không phải là một điều khôn ngoan. Trẻ rõ ràng là đang tức giận và buồn bực nên mới cư xử không ngoan nhưng bạn muốn cho con thấy điều gì qua thái độ tức giận của mình? Có lẽ đó chỉ khiến xóa nhòa sự khác biệt giữa bạn và con. Hãy lùi lại một bước và đếm đến 10, và thay vì phản ứng thái quá và hét lên thì hãy bình tĩnh trò chuyện với con.

2. Đặt mình vào vị trí của con


Hãy tìm hiểu lý do vì sao con lại có thái độ như vậy (Ảnh minh họa).

Rõ ràng là phải có lý do vì sao con lại có thái độ và hành vi như vậy. Với trẻ nhỏ, đó có thể là do những lý do nhỏ nhặt như mệt hay đói còn với trẻ lớn hơn một chút thì có thể là do stress hoặc áp lực từ bạn bè. Đó là lý do vì sao bạn nên ngồi xuống và cố gắng hiểu lý do vì sao con đang xử sự không ngoan. Cách trẻ phản ứng với mọi thứ xung quanh thường bắt nguồn từ những thứ đang diễn ra trong tâm trí của con.

3. Thảo luận những kỳ vọng của bạn với con

Khi con đang tức giận, thể hiện tình yêu hoặc ôm con thường là những điều bạn ít nghĩ đến nhất. Nhưng nếu như đó lại là những điều mà trẻ cần nhất vào lúc đó thì sao? Đôi lúc bạn nên ngồi xuống và bàn luận cùng con về lý do vì sao cách cư xử của con như thế lại là chưa đúng.

Trẻ vẫn chưa đủ chín chắn để phân biệt giữa đúng và sai. Đôi lúc trẻ sẽ có thể nghĩ rằng một loại hành vi nhất định là tự nhiên và bình thường chứ không có gì sai. Vì vậy, trách nhiệm của bố mẹ là phải bàn luận với con về những kỳ vọng của họ đối với con và giải thích vì sao những hành vi đó là chưa được.

4. Đặt ra những giới hạn và cảnh báo trước về những hậu quả


Đừng nuông chiều con nhiều quá đến mức không thể phân biệt được hành vi nào đúng hay sai (Ảnh minh họa).

Thường thì trẻ không nghe lời là do không biết những giới hạn của chúng, chúng không biết điểm dừng ở đâu. Đừng nuông chiều con nhiều quá đến mức không thể phân biệt được hành vi nào đúng hay sai. Hãy đặt ra những quy tắc và đảm bảo rằng bạn cũng phải tuân theo những quy tắc đó. Và bên cạnh việc khen thưởng cho những gì con làm tốt thì bạn cũng nên cho con biết những hậu quả của những hành vi không ngoan.

5. Hình thành cách cư xử tốt

Phạt không phải bao giờ cũng có hiệu quả, đặc biệt là khi nó là hình phạt về mặt thể chất. Thay vì những hình phạt, hãy tập trung vào khiến cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của cư xử tốt. Cư xử tốt không phải là chỉ là việc bắt trẻ ngồi xuống và trả bài những gì chúng ta dạy, mà là dạy chúng cách ứng xử trong các hoàn cảnh khác nhau một cách hợp lý. Dạy trẻ về mối gắn kết gia đình, kể những câu chuyện về những con người vĩ đại và quan trọng nhất là công nhận và khen ngợi mỗi khi trẻ có cách cư xử tốt.

6. Yêu cầu thái độ tôn trọng

Người ta thường nói rằng bạn không thể bắt một người tôn trọng bạn bởi nó là một cảm giác đến tự nhiên. Tuy nhiên với trẻ lại khác. Bạn không thể nói với con rằng vì bạn là bố/mẹ nên con phải tôn trọng bạn bởi chúng sẽ không như thế. Đồng thời, điều quan trọng là chúng phải hiểu được cương vị là phụ huynh của bạn và ở trong những giới hạn của chúng. Bạn phải cứng rắn nhưng cũng phải thật lịch sự trong cách đặt ra những quy định và giới hạn và thực hiện thật nhất quán với những gì bạn nói với con.

7. Làm gương cho con


Cha mẹ hãy trở thành một tấm gương tốt để con cái noi theo (Ảnh minh họa)

Hãy nhớ rằng con lúc nào cũng theo dõi bạn. Vì thế, ví dụ như nếu bạn muốn con bỏ máy tính bảng xuống thì bạn phải làm trước. Nếu bạn muốn con phải tương tác nhiều hơn thay vì dán mắt vào TV thì bạn cũng phải dành thời gian với con trước. Hãy cho con thấy kiểu hành vi bạn mong đợi ở con và trở thành một tấm gương cho con noi theo.

 

Tác giả: ST

Nguồn tin: Tyheo Afamily

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay904
  • Tháng hiện tại19,043
  • Tổng lượt truy cập3,156,197
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây