Bệnh sưng phổi trẻ em

Thứ tư - 21/03/2018 11:00
Bệnh sưng phổi trẻ em
SƯNG PHỔI là gì?
Thuật ngữ trong y học phân chia ra: viêm phổi thùy, viêm phế quản, viêm phế quản-phổi... để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở phổi. Phổi có ba phần chính là màng phổi, cuống phổi (phế quản) và phổi. trong dân gian dùng chữ sưng phổi là ngụ ý chỉ viêm phổi và cuống phổi.
Vì SAO TRẺ CON DỄ BỊ SƯNG PHỔI?
Cơ thể của trẻ con chưa đủ sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh, dễ bị nhiễm lạnh. Hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm trùng hô hấp. Cấu tạo cuống phổi trẻ chưa phát triển: đường kinh nhỏ, chiều dài ngắn, nên tình trạng viêm nhiễm dễ lan tràn xuống dưới. Niêm mạc cuống phổi nhiều mạch máu và chất nhờn, khi viêm dễ bị phù nề, làm chít hẹp cuống phổi khiến bệnh nặng thêm.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA SƯNG PHỒI?
Tác nhân gây bệnh có thể là siêu vi hay vi khuẩn Trẻ có thề mắc bệnh trực tiếp hoặc thứ phát sau khi bị sởi, ho gà, cảm cúm, viêm họng. cũng có thể bị viêm phổi sau khi hít sặc dị vật trong cuống phổi như thức ăn, chất ói... Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị mắc bệnh hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi thường bị các dạng viêm cuống phổi-phổi, viêm phổi do tụ cầu, hoặc viêm phổi do siêu vi. Còn trẻ lớn dễ mắc các dạng viêm cuống phổi cấp, viêm phổi thùy.
TRIỆU CHỨNG CỦA SƯNG PHỔI RA SAO?
Triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng Trẻ thường có sốt cao đột ngột, nhất là đối với trường hợp nhiễm siêu vi. Buổi tối trước khi đi ngủ, bé vẫn ăn, chơi bình thường, giữa đêm khóc quấy. sờ thấy trẻ sốt cao, "nóng hổi như cục than". Có khi cha mẹ vừa phát hiện bé sốt thì bé đã lên cơn co giật. Trẻ có thể mệt mỏi, vật vã: lăn lộn, quấy khóc, lè nhè. Bỏ bú, không chịu ăn, đòi uống nước. Dà có thể "nổi vân" hay nổi bông"; bàn tay, bàn chân, trái tai lạnh, có khi trắng bệch. Triệu chứng hơ hấp. Nếu nhiễm siêu vi, trẻ thường hay sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. nước mắt, tròng trắng mắt trở nên đỏ. sung huyết. Ho : Lúc đầu ho khan, sau đó ho ngày càng nhiều, có đàm nhớt, đàm nhầy trong, trắng. có thể chuyển sang đục. có màu vàng hoặc xanh. nếu ho quá nhiều có thể lẫn tia máu trong đàm. Trường hợp viêm chủ mô phổi. ho tương đối ít hơn. nhưng viêm ở cuống phổi, nhất là ở các cuống phổi lớn hay ở thanh quản thì cường độ ho mạnh hơn. Trẻ phải vặn mình, ho sặc sụa, ho thốc tháo, ho cả bằng bụng, có khi ho đái ra trong quần, đỏ cả mặt và mệt nhoài, ho cho đến lúc văng cục đàm ở cuống phổi ra mới bớt ho. Sau mỗi cơn ho, trẻ trở nên đờ đẫn, vã mồ hôi và sốt có giảm chút ít. Hai ba ngày sau khi ho. trẻ than đau ở vùng ngực và bụng. Hơi thở : Trẻ bị viêm phổi nhẹ thường thở đều, nhịp thở trung bình. Nếu nặng, trẻ sẽ thở khó, thở nhanh 30-40 lần/phút. Cánh mũi phập phồng, co kéo trên xương ức, hõm cổ, môi bớt hồng, nhạt hoặc tím tái Khi trẻ thở, cha mẹ có thể nghe thấy tiếng khò khè. Nếu lấy tai áp vào lưng hay ngực trẻ sẽ nghe những tiếng lụp búp, khò khè, hoặc như những tiếng rít, tiếng ngáy. Thậm chí để tay sau lưng trẻ cũng có thể cảm nhận được tình trạng đó, thuật ngữ chuyên môn gọi những tiếng ấy là ran ấm, ran nổ ran rít, ran ngáy, tiếng thối VV... Trẻ cũng có thể có những triệu chứng khác như mạch nhanh, môi tạm,. sình bung. có khi tiêu chảy hay tiểu ít, ọc. ói...
NÊN XỬ TRÍ THẾ NÀO?
Khi nhận thấy trẻ sốt, ho và bệnh của trẻ có chiều hướng nặng dần thì nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay. Nếu đang đêm trẻ sốt cao mà chưa thể đưa trẻ đi được thì nên tạm thời tìm cách hạ sốt cho trẻ. như đặt trẻ nơi kín gió, cởi bỏ bớt áo quần. đắp mát. lau mình trẻ bằng nước ấm, không nên đắp bằng nước đá. Có thể cho uống hoặc đặt vào hâu môn thuốc hạ nhiệt như paracetamol 10mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi lấn. Trong ngày có thể dùng từ 3 đến 4 lần. Ví dụ: Một trẻ nặng 8kg. thì uống mỗi lần một gói PARACETAMOL 150mg. Nếu trẻ lên cơn co giật. thì nên bình tĩnh và việc đầu tiên là nên để một cái muỗng cà phê vào miệng để trẻ khỏi cắn lưỡi, đặt cháu nằm nghiêng, đầu thấp và mang đi bệnh viện. Tuyệt đối không nên làm điều gì khác ngoài những việc đã chỉ dẫn. Nên nhớ kỹ: điều trị là việc của thầy thuốc. Chớ nên cho con mình uống thử thuốc này, thuốc nọ. đến khi bệnh nặng mới hỏi thầy thuốc. Rất mong các bậc cha mẹ nhớ lời dặn này.

Tác giả: ykhoa.info

Nguồn tin: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay588
  • Tháng hiện tại3,891
  • Tổng lượt truy cập2,964,224
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây