7 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận 

Thứ năm - 03/05/2018 09:31
 7 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận 

Cơn giận của trẻ rất khó để trấn an. Một vài đứa trẻ dường như chất chứa trong cơ thể nhỏ bé sự tức giận vô bờ vậy. Chúng dễ nổi cáu, la hét, khóc lòng, ăn vạ.

 

Nếu bạn là bậc cha mẹ đang vất vả trấn an đứa con hay nổi cáu của mình, bạn cần phải dạy cho con những kỹ năng lành mạnh để kiềm chế cảm xúc. Hãy đọc và khám phá 7 phương pháp hữu ích dưới đây nhằm giúp con mình kiềm chế cơn giận nhé.

 

1. Dạy trẻ nhận biết cảm xúc

 

Trẻ con thường nổi cáu khi không thể diễn tả cảm xúc của mình. Một đứa trẻ không thể nói mình đang nổi nóng sẽ la hét để bạn thấy nó đang giận. Hay một đứa trẻ không biết mình đang buồn có thể sẽ gây chuyện để cha mẹ chú ý.

 

Hãy bắt đầu dạy con những cảm xúc cơ bản như vui buồn giận sợ. Hãy nói: "Con đang giận à?" để con bạn biết mình đang cảm thấy thế nào. Dần dần, chúng sẽ học được cách ghi nhận cảm xúc. Khi con bạn hiểu hơn về cảm xúc bản thân và biết cách miêu tả chúng rồi, hãy dạy con những từ phức tạp hơn như bực bội, thất vọng, lo lắng và cô đơn.

 

2. Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận

 

Nhiệt kế tức giận là công cụ giúp trẻ em nhận ra chúng đang giận dữ quá mức. Vẽ một nhiệt kế lớn trên một tờ giấy. Số 0 ở dưới cùng và điền vào các số cho đến 10 ở trên đỉnh nhiệt kế.

 

Mức 0 có nghĩa là ‘không tức giận', mức 5 là ‘mức tức giận trung bình', và mức 10 là ‘giận hơn bao giờ hết'.

 

Giải thích với con bạn về những ngôn ngữ cơ thể ứng với từng mức độ trên nhiệt kế. Con sẽ mỉm cười ở mức 0, làm mặt giận dữ ở mức 5 và tới mức 10, con có thể trở thành ‘quái vật giận dữ'.

 

Giải thích với con về biểu hiện cơ thể khi con thấy giận. Con cảm thấy nóng mặt ở mức hai, hay nắm tay thành nắm đấm ở mức 7.

 

Và khi trẻ con nhận biết được những dấu hiệu ấy, chúng sẽ tự hiểu mình cần phải bình tĩnh lại trước khi mức độ giận dữ chạm ngưỡng 10. Treo nhiệt kế tức giận ở một địa điểm dễ thấy và hỏi trẻ: "Hôm nay con giận tới mức nào?"

 

3. Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại

 

Hãy dạy con bạn phải làm gì khi bắt đầu cảm thấy giận dữ. Hãy dạy con cách kiềm chế cơn giận, đừng để con ném đồ đạc hay đánh em mình.

 

Khuyến khích con cái tự ‘giải lao' khi bực bội, hặn con là con có thể vào phòng mình để bình tĩnh lại khi bắt đầu thấy bực. Khuyến khích con tô màu, đọc sách, hoặc làm các hoạt động khác để bình tĩnh lại.

 

 

4. Dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận

 

Một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con những kĩ năng cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn an tâm trí và cơ thể trẻ khi bé buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10 hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng. Hãy dạy con một số kĩ năng khác như kĩ năng kiềm chế cảm xúc và tự kiểm điểm. Trẻ con dễ cáu giận cần được chỉ bảo tận tình những kĩ năng đó để giải tỏa buồn bực.

 

5. Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận

 

Thi thoảng những đứa trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng.

 

Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.

 

6. Phạt con khi cần thiết

 

Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.

 

7. Tránh xa truyền thông mang tính bạo lực

 

Nếu con bạn đã có những hành vi gây hấn, dễ bực dọc, đừng cho con xem TV hay chơi trò chơi có yếu tố bảo lực. Đừng cho con chứng kiến bạo lực mà hãy cho con đọc sách, chơi trò chơi và xem chương trình có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn lành mạnh.

 

 

Tác giả: ST

Nguồn tin: Nguồn https://vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay1,561
  • Tháng hiện tại19,700
  • Tổng lượt truy cập3,156,854
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây