Đây là những điều giáo viên khuyên bạn nên dạy con trước khi đưa trẻ đi mẫu giáo

Thứ ba - 09/10/2018 15:41
Những kĩ năng cũng như thói quen đơn giản này sẽ tạo hành trang vững chắc cho bất cứ đứa trẻ nào khi chuyển từ môi trường ở nhà sang trường lớp, để những ngày đầu tiên trẻ đi mẫu giáo sẽ không còn bỡ ngỡ hay sốc tâm lý.
Ve1YVas0xbVbOg0AXA9TZdlT64foG8jZ9NSR4a3Id2ejDZVI4Ag4fahAY0 5g5v1YYZuCykrpwp0mwE5OEM6pg=s0 rp e7
Ve1YVas0xbVbOg0AXA9TZdlT64foG8jZ9NSR4a3Id2ejDZVI4Ag4fahAY0 5g5v1YYZuCykrpwp0mwE5OEM6pg=s0 rp e7

Một năm học mới lại sắp bắt đầu, bạn lo lắng vì con mình sắp sẽ lần đầu tiên được tiếp xúc với môi trường học tập khi quyết định cho trẻ đi mẫu giáo? Dưới đây là những điều mà các giáo viên mầm non khuyên bạn nên dạy cho trẻ trước khi đưa trẻ đi học:

1. Hướng dẫn cho trẻ cách chào hỏi, xếp hàng

Việc bắt đầu vào môi trường học tập là quá mới mẻ đối với trẻ, vì vậy thay vì yêu cầu những việc khó khăn như đọc, viết và đếm đến 100 thì bạn chỉ cần dạy cho trẻ một vài thứ đơn giản như cách xếp hàng, chào hỏi,... trước khi trẻ bắt đầu đến trường.

2. Tự mặc quần áo

Dạy cho trẻ cách tự mặc quần áo và mang giày dép (Ảnh minh họa)

Vào mùa đông, khi trời quá lạnh và trẻ em cần được trang bị nhiều quần áo ấm và các loại phụ kiện khác nhau. Việc giáo viên tập trung và mặc quần áo cho từng học sinh trong lớp là không thể. Vì vậy, hãy dạy cho trẻ cách tự mặc và cởi quần áo, cũng như mang giày dép,... Điều đó sẽ tạo nền tảng cho trẻ hình thành thói quen sống tự lập. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn cho trẻ một bộ quần áo trong ba lô để thay đổi nếu cần.

3. Tự bảo quản đồ dùng của mình


Hãy bắt đầu với những đồ dùng ở nhà, dạy cho trẻ cách tự sắp xếp và bảo quản đồ của mình (Ảnh minh họa)

Khi đi học, nhiều trẻ em không hề biết cách tự bảo quản đồ dùng của mình, và thường xuyên xảy ra các trường hợp như mũ, thước, giày hay chai nước,... "đột nhiên biến mất". Vì vậy, bạn có thể giúp trẻ quản lý bằng cách ghi nhãn trên đồ dùng và bạn cũng phải cần dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc bảo quản và giữ gìn đồ đạc của mình. Hãy bắt đầu từ những đồ vật nhỏ ở nhà để hình thành thói quen cho trẻ.

4. Có thời gian biểu ngủ nghỉ hợp lý

Trẻ em thì dễ bị mệt mỏi khi hoạt động suốt một ngày dài. Một số trẻ được bố mẹ gửi ở trường từ sáng sớm, sau giờ học trẻ còn phải tham gia chương trình ngoại khóa khác nhau. Vì vậy trẻ cần phải được nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc. Nhiều gia đình có thể bận rộn và không thể cho trẻ ăn và ngủ hợp lý. Tuy nhiên, hãy cố gắng lập một thời gian biểu phù hợp cho con của bạn để trẻ có thể tận dụng những thời gian nghỉ ngơi trong ngày hiệu quả.

5. Nhận biết tên riêng của mình

Một đứa trẻ biết đánh vần và viết tên của mình trước khi bước vào mẫu giáo thật sự là một điều rất tuyệt vời. Việc trẻ có thể nhận ra bảng tên của mình khi được đặt cùng với những trẻ khác hay có thể tìm thấy tên của mình trên bảng của lớp học cũng là thứ cần thiết cha mẹ cần dạy cho trẻ.

6. Cách sử dụng nhà vệ sinh


Dạy trẻ cách đi vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ (Ảnh minh họa)

Trẻ em thường xuyên gặp phải các vấn đề vệ sinh như đái dầm hay dễ bị vấy bẩn vì vậy các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo phù hợp khi đến trường. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng nên dạy cho con mình cách tự cởi quần áo để đi vệ sinh cũng như chùi rửa sau khi đi xong để giữ vệ sinh sạch sẽ.

7. Cách đọc một cuốn sách

Việc đọc sách có vẻ là một khó khăn đối với trẻ mới bước vào mẫu giáo, tuy nhiên trước khi đi học bạn cũng nên dạy cho con mình đọc viết một số từ cơ bản. Bên cạnh đó việc trẻ biết lật trang sách từ phải sang trái và trân trọng những cuốn sách cũng là một điều tuyệt vời. Một cách khác để bạn có thể cải thiện khả năng đọc cho con bạn là hãy đọc cho trẻ nghe hàng ngày, bạn có thể đọc cho trẻ nghe những câu chuyện trong sách, nhãn trên hộp ngũ cốc hay đơn giản chỉ cho trẻ những bảng hiệu trên đường phố.


Việc trẻ biết cách lật sách để đọc và trân trọng một quyển sách có thể giúp trẻ thích thú rất nhiều (Ảnh minh họa)

8. Dạy cho trẻ sống không có bố mẹ bên cạnh

Đa số những trẻ em mới đi học đều rất lo lắng vì không có cha mẹ bên cạnh và điều này thực sự khó khăn. Vì vậy, hãy tập cho trẻ cách trải qua một ngày không có bạn bên cạnh, mọi thứ cần có là sự kiên nhẫn và trẻ sẽ quen dần với môi trường lớp học vắng cha mẹ.

9. Tạo sự thích thú đối với việc đi học

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khi ở nhà cùng với bố mẹ để tạo nên một thói quen mới khi đến trường cùng với bạn bè và giáo viên có thể tạo sự thích thú cho trẻ. Một đứa trẻ sẽ vô cùng thích thú khi cả tuần đi học rồi được nghỉ vào cuối tuần, và bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ trưởng thành hơn rất nhiều.

 

 

Tác giả: Theo Afamily

Nguồn tin: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay1,059
  • Tháng hiện tại18,778
  • Tổng lượt truy cập3,185,967
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây