Người Tây Tạng rất kiên trì, khôn ngoan và có cái nhìn độc đáo về mọi mặt trong cuộc sống con người. Với nuôi dạy con, họ hướng tới việc đào tạo ra những người tự lực, tự thân, biết đưa ra những quyết định chín chắn và biết kính trọng cha mẹ. Cha mẹ có thể học cách đối xử với con ở từng độ tuổi theo cách mà người Tây Tạng dã làm dưới đây:
Giai đoạn 1: Trước khi trẻ lên 5
Theo quan niệm của người Tây Tạng, trong giai đoạn này, cha mẹ nên trò chuyện với trẻ như thể đứa con ấy là "một vị hoàng đế hoặc nữ hoàng". Cha mẹ không nên cấm cản hay phạt trẻ vì bất cứ điều gì.
Dưới 5 tuổi, trẻ rất tò mò, thích vận động và luôn sẵn sàng khám phá thế giới. Nhưng trẻ lại chưa học hỏi được kinh nghiệm và vẫn chưa thể đưa ra các kết luận logic. Do đó, nếu trẻ làm điều gì sai hay gây nguy hiểm, bạn nên thể hiện sự hoảng hốt, lo sợ trong ánh mắt và cách hành xử của mình để chuyển hướng sự chú ý của trẻ sang thứ khác. Cảm xúc là thứ ngôn ngữ mà trẻ có thể hiểu rất rõ trong giai đoạn này.
Nếu bạn quá bao bọc con và ngăn cản trẻ làm rất nhiều thứ, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ gây ức chế cho sự phát triển tinh thần của con. Đồng thời, qua đó, trẻ có thể học một bài học sai lầm là: nghe theo người khác mà không tự suy nghĩ trước.
Giai đoạn 2: Từ 5 đến 10 tuổi
Giai đoạn này, cha mẹ nên trò chuyện với trẻ như thể con mình là "người hầu". Nhưng hãy thật tỉnh táo để không trở nên thô bạo, tàn nhẫn với con. Khi trẻ ở độ tuổi 5-10, trí thông minh và tư duy logic đang phát triển. Nền tảng tính cách của trẻ cũng đang hình thành.
Giờ đây, việc quan trọng là đặt ra các mục tiêu khác nhau cho con bạn, kiểm soát cách trẻ đạt những mục tiêu đó và dạy trẻ sẵn sàng đối mặt với hậu quả gây ra do không đạt được mục tiêu. Nhờ thế, trẻ bắt đầu học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đừng sợ giao cho trẻ thật nhiều nhiệm vụ khác nhau trong giai đoạn này. Trẻ hoàn toàn có thể xử lý các nhiệm vụ ấy và sẵn sàng để học hỏi.
Nếu bạn không chuyển từ "hoàng đế" sang "người hầu" thời điểm trẻ từ 5 lên 10 tuổi, trẻ sẽ trưởng thành mà chưa thể chín chắn. Khi đó, trẻ vẫn còn quá trẻ con và không thể tự chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.
Giai đoạn 3: Từ 10 đến 15 tuổi
Thời điểm này, hãy trò chuyện với trẻ như thể bạn ngang bằng với con. Bạn biết mình có nhiều kiến thức và trải nghiệm sống hơn. Nhưng đứa trẻ nhất định phải được tạo điều kiện để nói cho bạn biết những suy nghĩ của mình, chia sẻ những ý kiến của mình.
Hãy giúp trẻ bằng cách xin trẻ lời khuyên trong nhiều việc và khích lệ sự tự lập ở trẻ. Đặc biệt lưu ý về việc hãy trao cho trẻ lời khuyên chứ không phải là ra lệnh hay ngăn cấm trẻ. Bởi lúc này, trẻ đã sở hữu khả năng độc lập trong suy nghĩ.
Nếu bạn cấm cản trẻ quá nhiều, bạn sẽ làm tồi tệ đi mối quan hệ cha mẹ - con cái. Đứa trẻ có thể tự đặt chính mình vào một tình huống nguy hiểm. Còn nếu bạn quá bao bọc con, trẻ sẽ lớn lên trong trạng thái bất an và thường phải phụ thuộc vào ý kiến người khác.
Giai đoạn 4: Từ 15 tuổi trở lên
Trước thời điểm này, tính cách của trẻ đã định hình trọn vẹn. Việc quan trọng cần làm đối với mọi bậc cha mẹ là tôn trọng con. Bạn có thể cho con lời khuyên. Nhưng đã quá muộn để dạy bảo con. Và bạn sẽ thấy kết quả từ những hành động của mình, nếu bạn làm đúng từ đầu: Con bạn sẽ là một thiếu niên độc lập, biết tự lo cho mình, tôn trọng cha mẹ và mọi người xung quanh.
Tác giả: Theo Helino
Nguồn tin: ST
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024