10 thói quen nguy hại cha mẹ hay làm khiến mối quan hệ với con cái bị tan vỡ, khó hàn gắn 

Thứ sáu - 04/05/2018 09:34
10 thói quen nguy hại cha mẹ hay làm khiến mối quan hệ với con cái bị tan vỡ, khó hàn gắn 

Cha mẹ hãy nhận diện những thói quen nhỏ tưởng như vô hại nhưng có sức ảnh hưởng khủng khiếp đến mối quan hệ của ba mẹ và con cái cũng như sự phát triển của trẻ.

 

Làm cha mẹ là việc không dễ dàng bởi vì các luôn quan sát và dõi theo bạn. Chuyện vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt không phải là chuyện hiếm, thế nhưng có những cặp đôi thường xuyên cãi nhau gay gắt ngay trước mặt các con. Chẳng mấy chốc mà họ nhận ra các con ngày càng cư xử hung hăng với nhau, thường xuyên mắng và thậm chí đánh nhau. Sau khi tham gia khóa trị liệu của chuyên gia tâm lý Philip Ang, nhà sáng lập tổ chức Dạy cách làm cha mẹ PEAK thì họ mới nhận ra rằng các con chỉ đang bắt chước hành vi của bố mẹ mà thôi.


Chuyên gia Ang chia sẻ: "Theo các thuyết học tập xã hội, con người học từ việc quan sát các hoàn cảnh xã hội và bắt chước những hành vi nhất định. Và trẻ học được đa số các hành vi từ cha mẹ của mình. Trẻ nhìn cách cha mẹ ứng xử trong cuộc sống, cách xử lí tình huống của ba mẹ và học theo".

 

 

Vậy nên đừng là người bố, người mẹ làm gương xấu cho con. Bác sĩ tâm lý B L Lim định nghĩa cách dạy con sai lầm là "tất cả những cách giáo dục xâm lấn khiến mối quan hệ giữa ba mẹ và trẻ trở nên không lành mạnh, và do vậy gây ra tổn hại tinh thần và thể chất cho trẻ". Tóm lại, không chỉ con bạn sẽ bị chấn thương tâm lý, mà còn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài.


Chuyên gia Ang lưu ý: "Nếu căng thẳng trong gia đình là do những tình huống như ba mẹ cãi nhau liên tục, bạo lực gia đình, nghiện rượu, thì đời sống tinh thần của trẻ sẽ bị ảnh hưởng".

 

Bác sĩ cũng cho biết thêm một số trẻ thu mình lại khi được hỏi về bố mẹ bởi vì trẻ thấy xấu hổ và lo rằng người khác sẽ biết về tình hình tồi tệ ở nhà.

 

Nếu bạn có những dấu hiệu sau đây thì hãy thay đổi ngay bởi đây là biểu hiện của cách dạy con nguy hại.

 

 

1. Bạn không kiểm soát được cảm xúc của bản thân

 

Sau ngày dài làm việc mệt mỏi, chắc hẳn không ai muốn khi về nhà mà phải xử lí các con cãi nhau chí chóe giành đồ chơi. Chán nản, bực mình, bạn giận cá chém thớt trút giận lên con để các con không gào thét nữa. Bác sĩ Lim khuyên: "Hãy bình tĩnh và xử lý tình huống một cách phù hợp. Điều này giúp con cảm thấy an toàn. Khi bạn thường xuyên tức giận và lo âu... thì con bạn cũng bắt chước và đối xử hung hăng, gây hấn với người khác".

 

2. Bạn cay nghiệt, khắt khe với con

 

Con bạn luôn quan sát và phân tích tình yêu và sự quan tâm mà bạn dành cho con. Nếu bạn khắt khe với con mà không có lí do cụ thể nào thì con sẽ rất bối rối về tình yêu thương của bạn.

 

"Nhiều bậc cha mẹ hay chê trách con, hạ thấp con, so sánh với con nhà người ta với hi vọng là con sẽ học chăm chỉ hơn chẳng hạn, bởi vì ba mẹ cũng từng được dạy như thế".

 

Một số cha mẹ khác thì đánh mắng con để giải tỏa áp lực của bản thân mình thay vì sửa cho con. Hành vi như vậy có thể khiến những trẻ có tinh thần nhạy cảm có cảm giác yếu đuối và bất lực và còn có thể dẫn đến trầm cảm.

 

Để giải thích cho con tại sao bạn không vui, bác sĩ Lim cho biết: "Hãy kiên định và chắc chắn trong giọng nói, nhưng tránh cộc cằn và buộc tội. Chỉ trích hành vi sai trái chứ đừng chỉ trách tích cách con người, bản chất của con".

 

3. Bạn không đặt ra giới hạn giữa bạn và con

 

Con bạn cần không gian để phát triển nên cần tôn trọng sự riêng tư của con. Vào phòng mà không gõ cửa hay đọc trộm nhật kí hay tin nhắn của con là đang xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư đó.

 

 

 

4. Bạn thiên vị giữa các con

 

Hãy trân trọng điểm mạnh của con và giúp con cải thiện những điểm chưa tốt thay vì so sánh con với anh chị hoặc các bạn. Bên cạnh việc các anh chị em hay ganh đua với nhau, điều này còn khiến con cảm thấy bị bỏ rơi, cô lập, không hòa nhập và thù ghét gia đình. Trẻ có thể cố tình nổi loạn để được chú ý ở nhà cũng như ở trường.

 

5. Bạn ganh đua với con

 

Là cha mẹ, trách nhiệm của bạn là hướng dẫn và khuyến khích sự phát triển của con. Thế nhưng sự đố kị với con có thể khiến mối quan hệ bị trì trệ. Ví dụ, mẹ ganh tị với sự xinh xắn của cô con gái khi để tóc ngắn nên bảo với con rằng trông không hợp. Đừng để sự cạnh tranh không lành mạnh phá hoại mối quan hệ giữa hai người - hãy vui mừng thay cho con.

 

6. Bạn muốn con chọn bênh bố hoặc mẹ

 

Kể cả nếu bạn không đồng ý với vợ/chồng mình thì cũng đừng kể xấu với con để con bênh bạn. Khi bạn nói với con rằng "con đừng có giống bố/mẹ nhé", bạn đang gieo mầm bất hòa và tạo ra cục diện rối rắm trong gia đình. Với cặp đôi Bill và Lynne (một cặp đôi mà bác sĩ Ang làm việc cùng) điều này khiến con cái nói dối cả bố và mẹ. Ông chỉ ra: "Khi con không tôn trọng 1 trong hai bố mẹ, con cũng sẽ lớn lên với vấn đề khó tin tưởng người khác".

 

7. Đối xử với con như bạn thân

 

Con chưa đủ trưởng thành về mặt nhận thức và cảm xúc để thay thế một người bạn. Khi bạn đòi hỏi một đứa trẻ 10 tuổi phải dành mọi thời gian rảnh với mình, con sẽ không thể học cách hình thành các mối quan hệ lành mạnh với người khác, bác sĩ Lim cảnh báo. Con có thể thấy áp lực và làm tăng nguy cơ trầm cảm khi lớn lên. Vậy nên bạn hãy có những mối quan hệ lành mạnh với những người lớn khác thì hơn.

 

8. Bạn chỉ yêu thương con nếu...

 

Con làm những điều bạn muốn. Đừng bao giờ ngừng thể hiện tình yêu thương với con khi không con đạt được những mục tiêu mà bạn đưa ra nếu không thì con sẽ cảm thấy bất an và lo âu. Tình yêu của ba mẹ nên là tình yêu không điều kiện.

 

9. Bạn làm con cảm thấy có lỗi

 

"Nếu con không đạt điểm 10 môn toán thì mẹ sẽ rất buồn". Dọa nạt về mặt cảm xúc như thế có thể khiến con không buồn phiền và có lỗi nếu như con không làm bài tốt. Hãy giải thích tại sao bạn nghĩ con nên học chăm chỉ: "Con đã ôn bài mỗi ngày và mẹ sẽ rất vui nếu con được điểm cao".

 

10. Bạn bảo bọc con thái quá

 

Bạn muốn con không thất vọng là chuyện bình thường. Nhưng khi bạn thường xuyên can thiệp ngay khi con gặp khó khăn thì bạn đang cản trở sự độc lập của con. Điều này cũng biến bạn thành cha mẹ bảo bọc thái quá hoặc quá nuông chiều con. Nên để con tự do, học cách vấp ngã và thất bại rồi tự đứng lên sau đó.

 

 

Tác giả: ST

Nguồn tin: Nguồn https://www.phunu8.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay855
  • Tháng hiện tại17,677
  • Tổng lượt truy cập3,184,866
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây