Chắc chắn, việc nghĩ đến tình huống trẻ bị kẻ xấu đeo bám, thậm chí làm tổn thương... sẽ là điều vô cùng khó chịu và đáng sợ đối với các phụ huynh.
Trẻ cần biết cách nói "Không" khi bị kẻ xấu ép đi cùng. Ảnh minh họa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cha mẹ phải nói chuyện với con về sự an toàn cá nhân. Dạy trẻ sức mạnh của câu nói "không" Khi ở nơi đông người như trung tâm mua sắm hoặc công viên, cha mẹ hãy hỏi con xem chúng sẽ làm gì nếu bị lạc. Trong trường hợp đó, con sẽ tìm đến ai để được giúp đỡ? Sau đó, cha mẹ hãy chỉ ra một số người có thể hỗ trợ trẻ. Đồng thời, kiểm tra xem liệu trẻ có nhớ số điện thoại di động của cha mẹ không? Kẻ xấu rất giỏi trong việc tìm kiếm những đứa trẻ có thể sợ hãi hoặc miễn cưỡng chống lại người lớn. Chúng cũng có thể chú ý tới những đứa trẻ có thể dễ dàng bị đe dọa hoặc ép buộc. Do đó, cha mẹ hãy nói với trẻ rằng, con cần tin vào bản năng nếu không cảm thấy thoải mái hoặc sợ hãi khi ở gần ai đó. Trẻ cần nói bằng một giọng thật to: "Không!", trong trường hợp con được người đó yêu cầu giữ bí mật hoặc đi đâu đó mà không có cha mẹ. Sau đó, trẻ cần cho cha mẹ biết về những gì đã xảy ra ngay lập tức. Nói với con những điều cần làm Phụ huynh không nên cho rằng, trẻ luôn biết phải làm gì. Trong cuốn sách "Bảo vệ món quà: Giữ an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng như cha mẹ", tác giả Gavin de Becker đã đề cập đến một phân đoạn của Chương trình Oprah Winfrey phát sóng vào năm 1993. Trong chương trình, các nhà sản xuất của Oprah Winfrey và người ủng hộ an toàn trẻ em Ken Wooden đã tiến hành một thí nghiệm với sự cho phép của cha mẹ. Trong đó, họ có thể dụ thành công từng đứa trẻ tham gia thử nghiệm ra khỏi sân chơi trong thời gian trung bình là 35 giây. Trước cuộc thử nghiệm, các phụ huynh đã khẳng định rằng, con họ sẽ không nói chuyện với người lạ hoặc rời công viên với người mà trẻ không biết. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm đã cho thấy điều ngược lại. Các phụ huynh đã sai khi cho rằng, con mình sẽ không dễ bị người lạ lôi kéo. Trẻ nên biết cách ứng phó khi bị lạc khỏi cha mẹ. Ảnh minh họa. Làm rõ khái niệm "người lạ" Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, khái niệm chính xác ai là "người lạ" có thể gây nhầm lẫn. Trẻ có thể tưởng tượng rằng, kẻ xấu thường trông đáng sợ hoặc có ngoại hình kỳ dị. Trên thực tế, các chuyên gia về an toàn cho trẻ em đã chỉ ra trong nhiều thí nghiệm rằng, các bé thường sẽ đi theo ai đó nếu người này tỏ ra thân thiện và đủ thuyết phục. Chẳng hạn, trẻ có thể sẵn sàng đi theo nếu được một người lạ nhờ tìm giúp một chú chó con bị lạc. Hơn nữa, như tác giả de Becker đã lưu ý trong cuốn "Bảo vệ món quà", bằng cách nói với trẻ không được tin người lạ, cha mẹ đang ngầm truyền đạt rằng, con có thể tin tưởng những người mà bé tình cờ biết, chẳng hạn như hàng xóm hoặc người phục vụ tại nhà hàng. Bà Nancy McBride - Giám đốc An toàn quốc gia tại Trung tâm quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột (NCMEC) - lưu ý rằng, việc coi những người lạ là mối nguy không giải quyết được vấn đề. Bởi, thực tế là, so với một người lạ, những mối nguy hiểm đối với trẻ em sẽ lớn hơn khi đến từ một người mà chúng hoặc cha mẹ biết. Do đó, việc nhắc trẻ không bao giờ nói chuyện với người lạ có thể ngăn cản chúng tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp bé bị lạc. Thay vào đó, nếu con bị lạc, cha mẹ hãy dạy trẻ tìm một phụ nữ, tốt nhất là người cũng đi cùng em bé. Sau đó, nhờ người này gọi 911 hoặc liên hệ với cha mẹ. Bà McBride cho biết, một số lựa chọn khác bao gồm: "Bảo con đến gặp nhân viên bán hàng có đeo bảng tên, nhân viên thực thi pháp luật mặc đồng phục hoặc một người ở quầy thông tin". Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo người lớn cần tìm hiểu rõ về những điều nên làm trong trường hợp nhìn thấy một đứa trẻ có vẻ như bị lạc. Nhờ đó, đưa ra sự giúp đỡ và hỗ trợ phù hợp cho trẻ. Dạy trẻ về ranh giới Phụ huynh cần nói với con rằng, không ai có thể xâm phạm không gian cá nhân của trẻ. Cho dù ở nơi công cộng hay là nhà, cha mẹ hãy nhấn mạnh với con rằng, không ai được đến quá gần trẻ nếu không có sự có mặt hoặc cho phép từ cha mẹ hay người chăm sóc của bé. Cha mẹ và trẻ nên cùng xem video về các hướng dẫn bảo vệ an toàn. Ảnh minh họa Chỉ định những người lớn đáng tin cậy Các cha mẹ cũng cần lập một danh sách ngắn những người lớn "an toàn", chẳng hạn như chú, người trông trẻ, ông bà hoặc hàng xóm. Đây là những người được phép đón trẻ từ trường hoặc chăm sóc chúng khi cha mẹ không ở đó hoặc đón muộn. Hãy nói với trẻ rằng, con không bao giờ được đi với bất kỳ ai khác ngoài danh sách này, trừ khi cha mẹ đã đồng ý trước. Nhờ đó, phụ huynh sẽ luôn đảm bảo rằng, mình biết chính xác ai sẽ đón trẻ. Những việc không bao giờ nên làm Cha mẹ cần nói với trẻ rằng, con không được lên ô tô hoặc đi đâu đó mà không có cha mẹ hay người chăm sóc. Nhấn mạnh với trẻ rằng, nếu ai đó mà con biết (nhưng không phải là người lớn đáng tin cậy được chỉ định) hoặc ai đó mà chúng chưa từng gặp trước đây cố gắng thuyết phục hoặc ép buộc cùng đi đâu đó, con nên hét to hết mức có thể như: "Cứu với! Người này không phải bố cháu!", hoặc "Cứu với! Đây không phải là mẹ cháu!". Ngoài ra, trong trường hợp đó, trẻ nên chạy. Chẳng may nếu bị giữ lại, trẻ có thể đấm, đánh và đá mạnh nhất có thể để phòng vệ. Không gieo nỗi sợ hãi cho trẻ Chỉ cần bật tin tức buổi tối thôi cũng đủ khiến trẻ em và cả người lớn cảm thấy như thể có mối nguy hiểm đang rình rập ở mọi ngóc ngách. Nỗi sợ hãi về mọi tình huống thực sự có thể phản tác dụng. Điều đó đồng thời có thể khiến một đứa trẻ sợ hãi mọi thứ đến mức chúng dễ bị thao túng bởi các mối đe dọa. Thay vào đó, cha mẹ cần cho con sự tự tin, sức mạnh và các công cụ để ngăn chặn và quản lý mối nguy hiểm tiềm ẩn. Thay vì tập trung vào mọi mối nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải, hãy trao quyền cho con bằng cách nói chuyện với chúng về cách nhận biết và tránh những tình huống nguy hiểm tiềm tàng. Đồng thời, hướng dẫn trẻ cách xử lý các tình huống bất ngờ. Chẳng hạn, trẻ sẽ làm gì nếu vô tình bị lạc khỏi cha mẹ ở nơi công cộng? Khi đó, con cần biết tìm một người phụ nữ đang đi cùng con họ và yêu cầu giúp đỡ. Hoặc, trẻ cũng cần biết cách tốt nhất để xử lý khi một người mà con biết, chẳng hạn như hàng xóm hoặc bạn của gia đình, yêu cầu bé đi cùng. Thậm chí, người này tuyên bố rằng, cha mẹ đã nhờ họ đến đón trẻ trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp này, trẻ cần biết rằng, chỉ những người lớn đáng tin cậy đã được chỉ định trước đó trong danh sách như ông bà hoặc người thân khác mới có thể đón bé. Khi đó, trẻ sẽ không đi theo những người ngoài danh sách. Sử dụng tài nguyên cho trẻ em Phụ huynh nên cùng trẻ xem các video với chủ đề bảo vệ an toàn. Nhờ đó, giữ cho trẻ bình tĩnh trong trường hợp gặp vấn đề với những người mà chúng không biết. Ngoài ra, một số trang web cũng có thông tin về vấn đề này. Trẻ có thể tham gia giải câu đố, trò chơi và mẹo an toàn để nắm bắt kiến thức rõ hơn. Lặp lại những thông điệp Giống như cách diễn tập phòng cháy chữa cháy, cha mẹ hãy thực hành các mẹo an toàn này thường xuyên với con mình. Hãy làm điều này đặc biệt là vào thời điểm tựu trường và đầu mùa Hè. Bởi, đây là những thời điểm trẻ có xu hướng ở bên ngoài nhiều hơn - tình huống mà kẻ xấu có thể rình rập trẻ. Phụ huynh hãy dạy con cách tự bảo vệ mình trước những kẻ bắt cóc, quấy rối trẻ em. Bởi, kỹ năng đó cũng đóng vai trò quan trọng không kém các biện pháp khác mà cha mẹ áp dụng hằng ngày để giữ an toàn cho trẻ, chẳng hạn như đảm bảo con thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô. Phụ huynh hãy dạy con kỹ năng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra và phương pháp ứng phó nếu trẻ rơi vào tình huống có khả năng bị đe dọa. Như vậy, cha mẹ sẽ trao quyền cho trẻ biết phải làm gì trong trường hợp phụ huynh không ở đó để bảo vệ trẻ. Theo Afamily.vn Theo Very well family Theo Giáo dục và Thời đại
|
Tác giả: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai