Trẻ em thiếu ngủ chỉ 30 phút sẽ bị giảm sức khỏe, khả năng học tập tại trường học và chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu được công bố trên tuần báo JAMA Network Open, thực hiện trên 100 trẻ em khỏe mạnh, không có vấn đề về giấc ngủ, cho thấy trẻ thiếu ngủ bị ảnh hưởng tiêu cực khi thiếu ngủ, từ cách lựa chọn thực phẩm, tập thể dục và kỹ năng cá nhân, tham gia hoạt động xã hội. Ngủ không đủ giấc còn có thể gây béo phì, các vấn đề về hành vi và học tập kéo dài ở trẻ. Thanh thiếu niên không ngủ đủ giấc có nguy cơ cao bị trầm cảm, đồng thời có nhiều khả năng bị tai nạn giao thông và các tai nạn sinh hoạt. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa thiếu ngủ và chất lượng cuộc sống của trẻ khỏe mạnh. Trẻ tham gia nghiên cứu có giờ đi ngủ muộn hơn bình thường một tiếng hoặc sớm hơn một tiếng, thời gian thức dậy bình thường. Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu cha mẹ và con cái đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ bằng nhiều câu hỏi khác nhau. Hiện nay, trẻ em ngày càng thức khuya hơn do có nhiều bài tập về nhà, hoạt động xã hội, tác động từ thiết bị di động, máy tính bảng, lịch sinh hoạt của gia đình. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo ưu tiên giấc ngủ cho trẻ. Trong đó, trẻ sơ sinh cần ngủ 12-16 tiếng một ngày, bao gồm giấc ngủ ngắn; trẻ mới biết đi ngủ 11-14 tiếng; trẻ mẫu giáo từ 10-13 tiếng, đã bao gồm giấc ngủ trưa; trẻ đang tuổi đi học cần ngủ từ 9-12 tiếng còn thanh thiếu niên ngủ từ 9-10 tiếng. Thiếu ngủ khiến trẻ giảm khả năng học tập tại trường. Ảnh: Freepik Nếu trẻ ngủ chưa đủ giấc, gia đình cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, bắt đầu bằng cách ghi lại thời điểm trẻ cần thức dậy vào buổi sáng, sau đó đếm số giờ trẻ ngủ trong ngày, cuối cùng đặt giờ đi ngủ vào buổi tối để đảm bảo đủ giấc. Đối với thanh thiếu niên, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ để quyết định lịch học, lịch nghỉ ngơi, ăn uống. Ví dụ, gia đình giảm một số hoạt động, tìm cách giúp trẻ hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn và đẩy một số hoạt động giải trí như trò chơi điện tử sang cuối tuần. Cha mẹ tránh cho trẻ chơi thể thao hoặc hoạt động tinh thần cường độ cao trước giờ ngủ. Nếu ngủ vào 21h, trẻ cần chuẩn bị ngủ từ 8 giờ và tắt điện thoại, máy tính bảng để giảm ánh sáng xanh gây ảnh hưởng giấc ngủ. Trong trường hợp cần báo thức, gia đình hãy sử dụng đồng hồ báo thức cơ học. Trẻ cũng cần duy trì thói quen ngủ vào cuối tuần và trong kỳ nghỉ, có thể thức khuya hơn một tiếng và dậy muộn hơn buổi sáng; không nên thức quá khuya hoặc thay đổi lịch ngủ do khiến cơ thể khó chịu, suy giảm sức khỏe.
|
Tác giả: Chi Lê (Vnexpress.net) (Theo Healthline, Harvard Health)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024