Chảy máu cam là hiện tượng máu đỏ đột ngột chảy ra từ hốc mũi.
Nhìn chung chảy máu cam không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng trẻ có thể cảm thấy hoảng sợ, hoang mang. Trong trường hợp nếu trẻ bị chảy máu kéo dài thì tác động nguy hiểm hơn là làm cho trẻ mất máu nhiều, và tăng nguy cơ u xơ vòm mũi họng.
Hơn nữa nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên cũng thường phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Bởi lượng máu chảy ra nhiều làm mất cân bằng với lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Hậu quả của hiện tượng này là trẻ bị hoa mắt chóng mặt, kém ăn, thiếu máu và có thể rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ, nhưng về cơ bản, phần đa các trường hợp chảy máu cam ở trẻ em diễn ra do màng mạch ở vách ngăn mũi gặp tổn thương. Chúng ta có thể liệt kê ra một số nguyên nhân phổ biến của bệnh lý chảy máu cam ở trẻ nhỏ như sau:
– Do va đập: Trẻ có thể chảy máu cam trong những lúc trẻ chơi đùa và cho những vật dụng, đồ chơi nỏ vào mũi, hoặc bị va đập vào các vật cứng như bàn, ghế, tường, v.v…
– Do thời tiết: Nếu độ ẩm không khí quá thấp cũng sẽ làm cho không khí quá khô, màng nhầy vách mũi trẻ cũng bởi vậy mà không còn đàn hồi, giảm độ co giãn và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần có sự chà xát nhỏ như khi bé hát hơi hay dụi mũi cũng có thể làm máu cam chảy. Cũng tương tự khi trời nóng, các mạch máu giãn nở, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và có thể ngoáy mũi và làm vỡ mạch máu.
– Mất cân bằng độ ẩm: Hiện nay, nhiều gia đình thường xuyên bật điều hòa. Điều hòa làm dịu nhiệt độ nhưng cũng làm khô không khí ở môi trường xung quanh do đó làm cho mũi trẻ bị khô, dễ chảy máu cam. Điều tương tự cũng xảy ra khi một số bé có sở thích đứng trước tủ lạnh mở cửa, đặc biệt là mùa hè để làm mát.
– Thiếu dưỡng chất: Vitamin C là loại vitamin vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, có tác dụng bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Việc thiếu hụt vitamin C làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.
– Viêm mũi: Viêm mũi thường làm cho các mạch máu, bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch mở rộng, do đó hệ thống mạch máu trong khoang mũi của trẻ cũng có những biến đổi nhất định nên dễ dàng gây ra chảy máu mũi khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.– U mũi: Nghiêm trọng hơn các nguyên nhân trên là những khối u mũi gây ra hiện tượng chảy máu cam. Những khối u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính nhưng chủ yếu là lành tính. Tuy nhiên bố mẹ của bé cũng nên có sự kiểm tra cẩn thận cho bé để bác sỹ có thể chẩn đoán và điều trị cho bé.
– Các yếu tố bẩm sinh: Có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho trẻ dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam.
– Khi trẻ chảy máu cam, việc đầu tiên các mẹ cần làm là cầm máu. Hãy bình tĩnh thực hiện những công đoạn sau nhé
Lặp lại việc đẩy máu này đều 3 phút/lần. Các mẹ nên chủ động ước lượng lượng máu mà trẻ bị mất.
– Quan sát bé sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, hoặc bé chảy máu mũi nhiều lần, bé cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, bé thở khò khè hoặc có hiện tượng khó thở, thậm chí là nôn ra máu và có thể kèm theo sốt (hoặc phát ban) thì các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và điều trị dưới sự theo dõi của bác sỹ nhé. Nếu máu vẫn chảy sau khi thực hiện các bước sơ cứu, trẻ mất máu nhiều thì có thể bé mắc bệnh hemophilie (xuất huyết giảm tiểu cầu) do đó cần đưa trẻ đi khám bác sỹ.
– Chú ý các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, dù có thể tự xác định nguyên nhân. Bố mẹ cần cẩn thận hỏi ý kiến bác sỹ trước khhi cho trẻ uống thuốc.
– Các mẹ cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian để chữa chảy mũi cam như sau:
+ Lấy lá xương sông, lá dâu, lá nho non hay lá bạc hà, đem vò nát cho vào hốc mũi cũng có tác dụng cầm máu cho trẻ.
Để phòng ngừa bệnh lý chảy máu cam, các mẹ cần chủ động phòng tránh các nguyên nhân gây nên bệnh lý này.
– Khi trẻ bị viêm mũi, hay các bệnh về hệ tai – mũi – họng, các mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Luôn chú ý và nhắc nở trẻ không nên ngoáy mũi, dụi mũi để tránh bị chảy máu cam cũng như tránh lây lan các vi khuẩn gây viêm vùng mũi.
– Chăm vệ sinh mũi cho trẻ. Các mẹ nên chú ý rửa mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Không cần vệ sinh quá nhiều gây mỏng thành mũi, hoặc làm mất đi lớp nhầy bảo vệ niêm mạc mũi, gây tổn thương hoặc gây rát trong mũi trẻ, chỉ cần 2 lần/tuần đối với các trẻ khỏe mạnh và nhiều hơn với các bé mắc các chứng bệnh viêm mũi theo chỉ định của bác sỹ.
– Chăm sóc bé và chú ý không để bé đưa vật gì vào trong mũi, dù mà mềm hay nhỏ, bởi thành mũi của bé vẫn đang rất yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tổn thương mũi còn ảnh hưởng đến khả năng đường hô hấp của trẻ và khả năng miễn dịch các bệnh truyền nhiễm.
– Bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C. Bổ sung thêm các loại rau củ quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh, củ quả có vị chua và các loại quả có múi như cam, quýt, canh, bông cải xanh, cà chua, khoai tây, hoa kim châm, các loại cá như các trích, cá thu, các bơn… vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ vitamin C và canxi cho trẻ.
– Cung cấp nước thường xuyên cho trẻ để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.
Tác giả: VK
Nguồn tin: VK
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò
- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu
- yaourt
Bữa chiều:- Miến gà