Chỉ nên cho trẻ ăn phomai khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
Sau 6 tháng tuổi, ngoài việc bú sữa mẹ, cần cho trẻ ăn dặm thêm nhằm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất giúp trẻ tiếp tục tăng trưởng nhanh. Có thể bổ sung phomai vào thực đơn của trẻ như những thực phẩm khác. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng dùng phomai vì không cần thiết, hệ tiêu hóa của trẻ chưa có đủ men tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa; bên cạnh đó, phomai có thể làm hại đường ruột của trẻ gây tiêu chảy, nôn ói, khó tiêu,…
Khi mới tập cho trẻ ăn, phụ huynh nên cho trẻ ăn một miếng nhỏ, duy nhất một lần trong ngày. Nếu quan sát thấy trẻ có tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm thì phải ngưng cho ăn ngay và chỉ tập lại sau đó một tháng. Nếu thấy trẻ bình thường, vẫn bú tốt thì có thể tăng dần dần theo sở thích và khả năng tiêu hóa của bé.
Hiện nay, chưa có khuyến cáo về lượng phomai tiêu thụ tối đa hay tối thiểu cho trẻ ăn trong 1 ngày hay 1 tuần. Tuy nhiên, tính về thành phần dinh dưỡng cân đối thì mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn 1 lần, tuần ăn vài ngày là đủ, để trẻ còn ăn các thức ăn khác. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ ăn hàng ngày trong một thời gian ngắn nhưng không tốt bằng thay đổi với các món ăn khác vì sẽ dễ làm trẻ ngán và không được đa dạng thực phẩm.
Với những thực phẩm khác, nếu không biết cách chế biến có thể sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất; phomai lại không như vậy. Ví dụ như khi cho phomai vào cháo thì có thể cho vào nấu hay gần nhắc xuống mới cho vào cũng được.
Thành phần chất dinh dưỡng trong phomai gồm có đạm, béo, canxi và vitamin A…, không có chất bột đường như sữa toàn phần. Một chén cháo đủ dinh dưỡng cho bé thì cần khoảng 10-15ml dầu ăn, nếu sử dụng phomai thêm thì tùy lượng phomai dùng bao nhiêu mà cần thêm dầu nhiều hay ít. Cách chế biến thực phẩm thường ít ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của phomai. Việc pha trộn phomai để dùng với các món khác cũng không có tương kỵ gì. Ba mẹ có thể cho bé ăn nhiều cách như có thể ăn với bánh mì, nấu chung với cháo hay làm những món ăn khác…
Phomai tươi là một sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chiếm khoảng 15-20%, đầy đủ các loại axit amin quan trọng… Ngoài ra, trong phomai tươi còn có một lượng đáng kể các chất khoáng Ca, P, Fe, Mg… cần cho sự phát triển tế bào, sự tạo thành xương và quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bé. Tuy nhiên, dù phomai là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu vì hương vị hoặc do cơ địa mà bé ăn không được thì phụ huynh có thể thay thế thực đơn bổ sung cho bé với những thức ăn khác như sữa tươi (cho trẻ trên 1 tuổi) hoặc các chế phẩm khác của sữa như bánh flan, sữa chua, kem,…
Tác giả: ST
Nguồn tin: ST
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai