1. Yêu cầu trẻ nói lời xin lỗi kèm theo lý do
Khi trẻ chập chững biết đi, chúng thường có hành động ném đồ chơi tứ tung, thậm chí ném cả vào người anh chị. Khi trẻ học tiểu học, một số bé sẵn sàng hét lên "Mẹ đi ra đi" khi mẹ yêu cầu trẻ hoàn thành bài tập về nhà. Dù lý do khiến trẻ tức giận là gì đi chăng nữa, hãy bắt đầu quá trình nhận lỗi bằng cách yêu cầu trẻ nói hoàn chỉnh một câu: "Con xin lỗi vì...". Càng cụ thể càng tốt.
Hãy dạy trẻ nói ra và hiểu cảm giác người khác bị tổn thương như thế nào trước cách hành xử của trẻ.
2. Cho trẻ cơ hội nhận biết trẻ đã làm sai những gì và tại sao
Giúp trẻ hiểu rằng hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác là một trong những bài học quan trọng mà bạn phải dạy cho trẻ biết.
3. Thảo luận về những hành vi mang tính chất tích cực để giải quyết vấn đề
Sau khi đã giúp trẻ xác nhận lý do tại sao phải xin lỗi và xin lỗi ai, bước thứ 3, bạn hãy dạy trẻ cách giải quyết vấn đề của mình theo hướng tích cực hơn. Thay vì nói: "Con sẽ không ném đồ vật vào bố/mẹ nữa", hãy thử một cách nói khác, hỏi xem con muốn gì trong lúc đang cảm thấy thất vọng, chẳng hạn "Con muốn hai mẹ con mình cùng chơi ô tô không?". Tùy thuộc vào độ tuổi của con, bạn sẽ có cách hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu và trẻ có thể cần sự giúp đỡ của bạn cho đến khi có những hành vi tích cực hơn.
4. Dạy trẻ về sự tha thứ
Ở giai đoạn này, con bạn biết rằng chúng đã làm sai điều gi, tại sao lại sai, cảm giác bị tổn thương như thế nào, và cố gắng làm thế nào để cư xử tốt hơn trong tương lai. Bây giờ bạn cần giúp trẻ có một tấm lòng bao dung rộng lượng với mọi người, với cha mẹ, và biết cách linh hoạt biến chuyển các tình huống để cả hai bên cảm thấy tốt hơn.Muốn dạy trẻ biết vị tha, trước hết hãy luôn làm gương cho trẻ. Bố mẹ cần thể hiện thái độ rộng lượng trước những hành động hay thái độ tiêu cực mà trẻ cũng như những người xung quanh gây ra. Chỉ khi chứng kiến bố mẹ sống tốt, rộng lượng, trẻ mới học theo mộc cách dễ dàng.
5. Hãy giúp trẻ biến "xin lỗi" thành thói quen
Nếu đã học qua 4 bước trên, mỗi khi có hành động gì đó sai lầm, con bạn đảm bảo sẽ tự biết nói lời xin lỗi. Như vậy, xin lỗi đã trở thành một thói quen chứ không phải là một phản xạ thiếu trung thực. Nó không còn dừng lại ở lời nói suông mà thực sự là cảm gián hối lỗi, muốn nhận lỗi và sửa chữa sai lầm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Sữa
- Soup nui
- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc
- yaourt
Bữa chiều:- Bánh mì sandwich,hột gà