Vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng của con trẻ luôn được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu, thế nhưng chúng ta lại dễ bỏ một yếu tố không kém phần quan trọng là dạy cho con về cách hành xử và lối sống văn minh.
Con trẻ ở tuổi nào cũng ngang bướng, nhưng cũng rất dễ bảo. Bạn nên để ý và giáo dục con ngay từ thuở nhỏ để trẻ sớm hình thành thái độ lễ phép và cách hành xử lễ độ; trong đó, việc dạy con biết cách xin lỗi nên được mọi cha mẹ quan tâm và cân nhắc chỉ dạy cho con.
1. Hãy là một tấm gương sáng
Có con nhỏ trong gia đình đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm. Việc làm gương cho con là điều rất cần thiết, hãy xin lỗi khi bạn làm điều gì sai với người trong nhà. Đừng nghĩ việc này là nhỏ nhặt mà cho qua, bởi con bạn rất dễ để ý và ghi nhớ những điểm này để có thể phản bác lại bạn nếu bạn có la rầy con. Nếu con hỏi vì sao bạn phải xin lỗi dù hoàn cảnh không phải hoàn toàn bạn gây ra, hãy giải thích một cách phù hợp với lứa tuổi của con về giá trị của hai từ này, và trường hợp tốt nhất xảy ra sau khi xin lỗi. Điều này sẽ giúp con hiểu được đôi khi một lời xin lỗi là điều cần thiết nhất.
2. Dạy con điều đúng từ lỗi sai của con
Nếu trẻ đã làm sai, bạn nên bình tĩnh phân tích cho con thấy hậu quả từ việc làm của mình. Nên giả sử đặt trường hợp con bị đối xử như thế thì sẽ cảm thấy sao? Hãy hướng dẫn con suy nghĩ theo hai chiều để trẻ có thể tự cảm nhận được lỗi sai của mình và chủ động xin lỗi. Việc tự giác luôn tốt hơn là cách làm đối phó hay ép buộc, và quan trọng là con bạn phải rút ra được bài học sau khi xin lỗi.
3. Dạy con không nên đổ thừa
Điều này đòi hỏi trẻ phải nhận ra được lỗi của mình và có trách nhiệm cao với việc làm ấy. Nên nhận lỗi đầu tiên về mình, không đổ thừa hay vòng vo để trốn tội. Bạn nên thể hiện sự đánh giá cao khi con biết nhận lỗi về mình, hoặc có những hình phạt thích hợp để trẻ hạn chế tính đổ lỗi cho người khác.
4. Hướng dẫn con cách xin lỗi
Tất nhiên sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp và đòi hỏi cách xin lỗi như thế nào cho phù hợp, nhưng trước tiên bạn cần dạy con xin lỗi bằng sự chân thành và hối cải (nếu đó thật sự là lỗi của con bạn). Lời nói rõ ràng kèm ánh mắt hối hận trước người cần được xin lỗi cũng là điều cần thiết.
Chúng ta cũng cần nêu ra một vài ví dụ để con bạn có thể hiểu được khi nào nên xin lỗi và xin lỗi như thế nào, ví dụ ngoài việc chính trẻ phạm phải sai lầm, thì vẫn có những trường hợp trẻ vô tình hay gián tiếp gây ra sự việc không đáng có... Sẽ không quá trễ để con nhận ra, xin lỗi và biết sửa sai việc làm của mình.
Tác giả: VK
Nguồn tin: VK
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Sữa
- Soup nui
- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc
- yaourt
Bữa chiều:- Bánh mì sandwich,hột gà