Nếu xuất hiện một người đau mắt đỏ xung quanh bạn đó là một điều đáng báo động vì chúng có thể lây lan một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ thường không kéo dài ở mắt và không làm ảnh hưởng về vấn đề tầm nhìn của mắt.
Tuy nhiên, nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ, hãy đưa bé gặp bác sĩ để loại bỏ các triệu chứng đó một cách nhanh chóng để bé không khó chịu và tránh lây truyền cho người khác.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ
Mắt đỏ có thể được gây ra bởi nhiều vi khuẩn và vi-rút có khả năng gây ra cảm lạnh và các loại bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm cả nhiễm trùng tai, viêm xoang và viêm họng. Đó cũng có thể là do loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu và chlamydia, hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
Nguyên nhân gây ra mắt đỏ cũng có thể là do dị ứng. Những đứa trẻ hay bị dị ứng thời tiết hoặc các tác nhân khác, chẳng hạn như sốt cỏ khô. Những tác nhân dị ứng chính gây viêm kết mạc bao gồm phấn hoa cúc vàng, lông động vật và ve, bọ trong bụi rậm.
Đôi khi một chất lẫn trong môi trường có thể gây kích ứng mắt và gây ra đau mắt đỏ. Chẳng hạn như hóa chất (chlorine, xà phòng, v.v.) hoặc ô nhiễm không khí (khói).
Mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rất dễ bị đau mắt đỏ và dễ bị biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị bệnh này một cách kịp thời.
Nếu một em bé được sinh ra từ một bà mẹ bị nhiễm các bệnh tình dục, trong quá trình sinh con, các vi khuẩn hoặc vi-rút có thể thâm nhập vào mắt bé thông qua cơ quan sinh dục, gây ra đau mắt đỏ. Để ngăn chặn điều này, các bác sĩ bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho tất cả các em bé ngay sau khi sinh. Thỉnh thoảng, phương pháp này gây ra viêm kết mạc nhẹ, nhưng thường tự hết trong vài ngày.
Nhiều em bé sinh ra mắc chứng hẹp ống lệ đạo (chứng này thường biến mất sau vài ngày). Điều này cũng có thể dẫn đến viêm kết mạc.
Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Các loại tác nhân gây nên đau mắt đỏ khác nhau có thể có các triệu chứng khác nhau và tùy ở mỗi đứa trẻ.
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu ở mắt. Các bé cảm thấy trong mắt mình có những hạt cát. Nhiều trẻ bị đỏ toàn mắt, thường được gọi là viêm kết mạc. Điều này có thể làm mắt tiết nhiều nước mắt làm các mí mắt dính liền vào nhau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng kèm theo nhiều ghèn. Một số bé có thể bị sưng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
Trong trường hợp bé bị viêm kết mạc dị ứng thì ngứa và chảy nước mắt là 2 triệu chứng phổ biến.
Khả năng lây lan của bệnh đau mắt đỏ
Các trường hợp đau mắt đỏ gây ra bởi vi khuẩn và vi-rút rất dễ lây lan. Còn trường hợp do bị dị ứng hoặc do các chất kích ứng trong môi trường thì không có khả năng lây lan.
Một đứa trẻ có thể bị lây nhiễm đau mắt đỏ do chạm vào người bị bệnh hoặc một vật gì đó mà người bệnh đã tiếp xúc, chẳng hạn như khăn giấy đã qua sử dụng. Vào mùa hè, mắt đỏ có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác khi tắm ở bể bơi công cộng có nước bị ô nhiễm hoặc dùng chung khăn bẩn. Mắt đỏ cũng có thể lây lan qua ho và hắt hơi.
Các bác sĩ thường khuyên nên cách ly những bé được chẩn đoán bị viêm kết mạc ra khỏi trường học một thời gian để cách ly chống lây lan.
Ngoài ra, trẻ bị viêm kết mạc ở một mắt có thể vô tình lây lan bệnh cho mắt kia thông qua chạm tay vào mắt nhiễm, sau đó chạm vào mắt kia.
Ngăn ngừa đau mắt đỏ
Để tránh tình trạng gây ra mắt đỏ bởi nhiễm trùng, hãy dạy cho trẻ em thường xuyên rửa tay bằng nước ấm hoặc xà phòng. Khuyên bé không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, khăn lau mặt,…với người khác.
Hãy chắc chắn rằng đã rửa tay thật kỹ sau khi sờ vào mắt của một trẻ bị nhiễm và vứt bỏ bông y tế sau khi sử dụng. Giặt riêng khăn và quần áo của bé bằng nước ấm và không giặt chung với quần áo của các thành viên khác trong gia đình.
Nếu con bạn dễ bị viêm kết mạc dị ứng, hạy đóng tất cả các cửa sổ vào thời điểm nhiều phấn hoa trong không khí.
Nhiều trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng cách sàn lọc và điều trị các bệnh STD cho phụ nữ mang thai. Một phụ nữ mang thai có thể mang vi khuẩn trong âm đạo, đó là lý do tại sao sàng lọc trước khi sinh rất quan trọng.
Chữa trị/Điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Mắt đỏ thường được gây ra bởi một loại vi-rút và thường tự hết mà không cần một biện pháp chữa trị nào. Nếu bác sĩ nghi ngờ triệu chứng đau mắt đỏ gây ra nhiễm trùng bởi vi-khuẩn thì họ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc mỡ kháng sinh.
– Cho bé mang kính (đặc biệt là kính râm) để mắt bé cảm thấy thoải mái hơn khi đi ra ngoài.
– Sử dụng khăn ấm để lau và chườm lên mắt bé vào buổi sáng và sau giấc ngủ trưa
– Sử dụng Acetaminophen hoặc ibuprofen (uống) để giảm bớt sự khó chịu.
– Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin cho bệnh mắt đỏ dị ứng liên quan. Luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nhỏ mắt nào cho trẻ mới biết đi.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Nếu nghĩ rằng bé nhà bạn bị đau mắt đỏ, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên và làm thế nào để điều trị. Nếu bị viêm kết mạc nghiêm trọng mà không chữa trị kịp thời sẽ làm thay đổi thị lực, sưng quanh mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Mắt đỏ không giảm sau 2-3 ngày điều trị thì nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
Tác giả: VK
Nguồn tin: VK
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Sữa
- Soup nui
- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc
- yaourt
Bữa chiều:- Bánh mì sandwich,hột gà