Trò chơi "siêu trí tuệ" phiên bản ở nhà - con vừa chơi vui lại vừa rèn trí thông minh

Thứ tư - 09/09/2020 14:24
 Trò chơi "siêu trí tuệ" phiên bản ở nhà - con vừa chơi vui lại vừa rèn trí thông minh
Chỉ cần cuộn băng dính, sợi dây, thú bông, giấy... những vật dụng vô cùng quen thuộc và dễ tìm là bố mẹ đã có thể bày trò được rồi.

Nếu con đã chán trò chơi với bóng bay, thì đã đến lúc bố mẹ trổ tài bày ra trò "siêu trí tuệ" cho con. Nghe thì có vẻ khó khăn chứ thật ra công việc chuẩn bị trò chơi thì vô cùng đơn giản. Đó chỉ là cuộn băng dính, sợi dây, thú bông nhỏ, giấy... những vật dụng vô cùng quen thuộc và dễ tìm. Bố mẹ chỉ cần tỉ mỉ hơn một chút bày trò nữa là đủ.

Những trò chơi siêu trí tuệ này vừa giúp trẻ giải trí, vừa giúp con ôn bài trong thời gian nghỉ ở nhà, rèn luyện trí thông minh và sự tập trung ở trẻ. Bố mẹ hãy tham khảo vài trò chơi dưới đây và bày ra cho con chơi nhé.

1. Mạng nhện

 


Trò chơi mạng nhện này cực kỳ dễ làm. Bố mẹ chỉ cần dán băng dính qua lại giữa khung cửa rồi cho con bóng bay, giấy vo tròn, hay thú nhồi bông nhỏ... để con ném vào mạng nhện. Sau đó, bố mẹ yêu cầu trẻ đếm xem trong 5 phút con đã ném được bao nhiêu món bám dính trên mạng nhện. Điều này vừa giúp trẻ giải trí, vừa giúp con ôn bài về số đếm.

Để tăng độ khó, bố mẹ sẽ giảm thời gian quy định xuống còn 3 phút, 2 phút, 1 phút để khả năng ném của con ngày một điêu luyện.

Lưu ý, bố mẹ nên ghi lại số lượng vật con đã ném sau mỗi lần hết thời gian. Sau khi trò chơi kết thúc, bố mẹ hãy cho trẻ cộng tổng xem con đã ném được bao nhiêu vật. Ai ném được nhiều hơn thì người đó chiến thắng.

2. Ném chữ đánh vần

 


Bố mẹ hãy dán bảng chữ cái lên mặt sau của cánh cửa, sau đó, cho con một túi đậu nhỏ, hay thú nhồi bông nhỏ, hay một đôi tất cuộn tròn rồi bắt đầu trò chơi. Luật chơi là bố mẹ nói từ nào thì con sẽ phải ném vào những chữ cái có trong từ đó. Chẳng hạn bố mẹ nói chữ "Bóng", con sẽ phải ném lần lượt vào những chữ cái: B, O, N, G.


Trò chơi này không những giúp con vận động do mỗi lần vật ném rơi xuống thì con phải chạy lại nhặt lên rồi ném tiếp, thì nó còn giúp trẻ không quên mặt chữ cái cũng như việc ghép vần.

Nếu chán ném ở trên cao rồi thì bố mẹ hãy chuyển bảng chữ cái xuống sàn nhà, và tiếp tục cho con chơi theo luật cũ. Bố mẹ cũng có thể thay từ tiếng Việt thành tiếng Anh để con nhớ từ vựng.

3. Ném trúng ô

Để chơi được trò này, bố mẹ có thể chuẩn bị cho con vài túi bột hoặc đậu hoặc lego nhiều màu sắc. Tiếp đến, bố mẹ dán giấy màu xuống sàn nhà, rồi cho con chơi ném túi vào ô. Bạn nào ném được vào ô thì sẽ nhảy cò cò, bò, trườn, lê lết,... theo lệnh của bố mẹ đến nhặt mang túi về và được tính là 1 điểm.

Ai được nhiều điểm hơn thì được thưởng một phần quà nho nhỏ.

4. Mê cung

 


Mê cung là trò chơi siêu vui nhộn mà hầu như trẻ nào cũng thích, trong khi để làm mê cung thì vô cùng dễ. Bố mẹ chỉ cần dùng một sợi dây giăng qua giăng lại ở hành lang nhà. Mỗi điểm chạm tường của dây sẽ được dính lại băng keo.


Bố mẹ sẽ thử thách con vượt qua mê cung bằng cách vượt qua mê cung mà không được chạm vào dây. Đây được xem là một thử thách khó khăn, đòi hỏi sự tập trung cao độ, cũng như sự tính toán chính xác từng bước đi để không phạm luật.

5. Thử thách vượt mê cung cấp độ 2

 

 


Nếu trò mê cung đầu tiên con đã vượt qua một cách dễ dàng thì bố mẹ hãy tăng độ khó bằng cách cho con vượt mê cung với một đồ vật, chẳng hạn như bóng bay, hoặc vượt mê cung bằng cách hai chân hai tay phải chạm sàn, hay cài những chướng ngại vật rải rác trong mê cung.

Quy định của thử thách vượt mê cung cấp độ 2 cũng vẫn là đi qua mê cung mà không chạm dây hoặc chướng ngại vật. Ai làm dây bị rớt hoặc rung rinh thì phải làm lại từ đầu.

 

 

Tác giả: ST

Nguồn tin: Afamily

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay847
  • Tháng hiện tại22,616
  • Tổng lượt truy cập2,921,407
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây