1. Trò chơi ú òa
Khi em bé của bạn tầm 4-5 tháng tuổi, bé sẽ bị thu hút khi khuôn mặt của bạn bất ngờ xuất hiện từ phía sau bàn tay. Tầm 6-8 tháng, bé sẽ chơi cùng, cũng trốn đi và sau đó cười khúc khích khi bị bắt gặp.
Vì sao trò này lại hay: Bé đang học một bài học quan trọng trong việc nhận biết sự tồn tại của một hình ảnh thân quen với mình. "Một trẻ sơ sinh thường không nhận ra mọi thứ tiếp tục tồn tại sau khi biến mất" - Tiến sĩ Charles Nelson, giáo sư khoa nhi tại Trường Y Harvard cho biết - "Các bé rất thích các yếu tố bất ngờ. Bạn biến mất và xuất hiện trở lại, điều đó khiến con vui thích và dạy con rằng mọi thứ đều trở lại, điều đó sẽ giúp con đối phó với sự lo lắng của mình sau này."
Cách để chơi tốt hơn: Giữ một tấm chăn giữa bạn và con. Việc này sẽ cho bé thêm một bài học về kiểm soát cơ thể - bé phải lên kế hoạch loại bỏ tấm chăn, với lấy nó và kéo nó ra để tìm được bố mẹ.
2. Trò vuốt và vỗ tay cùng một bài thơ
Đầu tiên, bạn nên đặt bé ngồi vào lòng và lặp lại bài thơ có vần điệu khi vỗ hai tay vào nhau. Khi đến bé được 8-9 tháng, bé sẽ có thể tự mình vỗ tay theo.
Vì sao trò này lại hay: "Trò chơi vừa vuốt vừa vỗ tay và đọc thơ là một bài tập về nhịp điệu và sự phối hợp rất tốt cho trẻ sơ sinh" - Tiến sĩ, Vicki Panaccione, nhà tâm lý học trẻ em và là người sáng lập Viện Trang bị kỹ năng nuôi dạy con, tại Melbourne, Florida nói - "Nó cũng giúp bé phát triển nhận thức không gian, khi bé phát hiện ra nơi để đặt bàn tay của mình. Khi con bạn có thể tự ngồi lên, bé sẽ tham gia nhiều hơn trong các trò chơi, cải thiện việc giữ thăng bằng và khả năng tập trung của mình".
Cách để chơi tốt hơn: Nếu bạn muốn con phát triển vận động, dạy con đưa tay trái của bé sang trái của bạn, đưa tay phải của bé sang bên phải của bạn. Học để vượt qua ranh giới vô hình giữa bên phải - bên trái là một kỹ năng vận động phức tạp, khi con đã có thể thực hiện việc đó một cách thành thạo thì điều đó đồng nghĩa với việc bé sắp đón sinh nhật đầu tiên của mình.
3. Trò nhún nhảy
Ngay khi con của bạn giữ được đầu, đặt bé ngồi trên đùi của bạn. Rung nhẹ chân bạn hoặc nâng bé nhẹ nhàng trong khi bạn hát hoặc đọc một bài thơ. Bé sẽ rất ngạc nhiên khi bạn đột ngột dừng lại và sẽ háo hức chờ đợi để tiếp tục được bạn lắc lư một cách đầy phấn khích.
Vì sao trò này lại hay: Một bài thơ hoặc bài hát sẽ là một bài học ngôn ngữ tuyệt vời cho bé. "Tiếp xúc với ngôn ngữ là rất quan trọng. Trẻ càng nghe nhiều càng tốt, vì điều đó sẽ giúp trẻ sẽ sớm biết cách giao tiếp hơn", Tiến sĩ Jim Elicker, Giám đốc Chương trình Giáo dục sớm tại Đại học Purdue ở West Lafayette, Indiana cho biết.
Cách để chơi tốt hơn: Khi con bạn lớn hơn, bé sẽ bắt đầu dự đoán từ tiếp theo trong vần điệu. Đó là một dấu hiệu đánh dấu sự phát triển nhận thức của bé về khả năng ghi nhớ, xử lý và thích ứng. Tiến sĩ Elicker khuyên rằng, có thể bé rất vui nhưng bố mẹ hãy dừng lại ngay khi bé tỏ ý không muốn chơi nữa.
4. "Đâu là mũi của mẹ?"
Bạn có thể bắt đầu chơi trò chơi này bất cứ lúc nào, nhưng con bạn chỉ có thể chơi khi bé 3 hoặc 4 tháng tuổi. Hãy bắt đầu đơn giản bằng cách hỏi: "Mũi của mẹ đâu?" sau đó chỉ vào mũi và nói: "Nó đây này!". Lặp lại như vậy vài lần trước khi đi vào các phần khác trên khuôn mặt và cuối cùng là bộ phận cơ thể.
Vì sao trò này lại hay: Con bạn được khám phá thế giới bằng cách bắt đầu ý thức về bản thân mình: "Nhận thức không gian là một kỹ năng phát triển quan trọng, và nhận thức cơ thể nên được dạy cho trẻ trước tiên" - Tiến sĩ Dee Acklie, giám đốc giáo dục đặc biệt tại Đại học Saint Mary, Omaha (Mỹ) cho biết.
Cách để chơi tốt hơn: Khi bé bắt đầu hiểu mọi thứ đều có tên gọi, hãy khuyến khích bé tự chỉ. Lúc đầu, con chỉ thể hiện sự quan tâm đến bạn, chỉ vào mũi của bạn thay mũi của mình. Nhưng chẳng bao lâu sau, bé sẽ tự chỉ vào các bộ phận đó trên cơ thể mình và gọi tên chúng một cách chính xác.
5. "Con mèo nói gì?"
Hỏi con về tiếng kêu của các loài động vật khác nhau, sau đó bạn tự mình trả lời, tạo ra âm thanh phóng đại về tiếng của loài động vật đó. Những âm thanh đó sẽ thu hút ngay cả với trẻ sơ sinh. Tầm 4-5 tháng tuổi, bé sẽ cố gắng bắt chước âm thanh tương tự.
Vì sao trò này lại hay: Trò này dạy cho con cách bắt chước những người xung quanh. "Mặc dù mọi người làm điều đó một cách tự nhiên, sự bắt chước theo của bé là vô cùng quan trọng, cả về tình cảm và nhận thức", Tiến sĩ Elicker chia sẻ. Khi bạn kêu "meo meo" lại sau khi hỏi "Con mèo kêu thế nào nhỉ?", bé nhận ra bạn có quan tâm đến bé và phát hiện ra hành động của mình được đáp lại. Những âm thanh cơ bản - rống, hí, kêu - được coi như một bước phát triển ngôn ngữ của bé.
Cách để chơi tốt hơn: Trò chơi sẽ hiệu quả và thú vị hơn nếu bạn sử dụng một cuốn sách với hình ảnh các con vật khi bạn tạo tiếng kêu của con vật đó, vì qua đó em bé của bạn sẽ có sự kết nối giữa âm thành - hình ảnh nhạy bén hơn.
Tác giả: Theo Ngọc Dung / Trí Thức Trẻ
Nguồn tin: ST
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Sữa
- Soup nui
- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc
- yaourt
Bữa chiều:- Bánh mì sandwich,hột gà