6 cách giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy 

Thứ tư - 09/05/2018 09:39
6 cách giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy 

Với trẻ 1-3 tuổi, bạn đã có thể hỗ trợ giúp bé phát triển tư duy. Với những cách giúp đỡ sau đây từ cha mẹ, các bé sẽ tăng cường rất nhanh khả năng học hỏi trong thời kỳ này:

1. Hướng các hoạt động theo tính cách của trẻ

Nếu con bạn là một em bé năng động, hoạt bát, bé sẽ học các khái niệm và kỹ năng khi bé chơi ở sân chơi. Nếu trẻ thích khám phá bằng tay, bé sẽ thích học những kỹ năng và khái niệm trên qua các khối gỗ và trò xếp hình.

Cho bé chơi những gì bé thích để bé phát triễn kỹ năng của mình

2. Hãy cho trẻ nhiều công cụ để khám phá

Đồ chơi khám phá ở giai đoạn này là các vật bé có thể lắc, đập, mở, đóng... Cho trẻ khám phá nước trong khi tắm, trò xúc cát vào lọ và đổ cát ra, nghịch đồ chơi, khối xếp hình. Hãy ra ngoài tìm thêm nhiều món đồ mới để trẻ khám phá - quả thông khô, viên đá cuội, những chiếc lá... Khi dắt trẻ đi siêu thị, hãy nói về các vật rắn - mềm, to- nhỏ....

Hãy cho bé nhiều đồ chơi để bé khám phá

3. Đáp ứng nhưng đừng làm thay trẻ

Bạn cần nhớ một nguyên tắc: hãy đáp ứng các nhu cầu của trẻ khi giải quyết vấn đề khó khăn nhưng không nên làm thay trẻ. Nếu em bé nhà bạn đang cố xây một tòa lâu đài cát, nhưng cát lại không dính, hãy chỉ cho trẻ cách đổ chút nước vào cát để tạo độ dính, nhưng tuyệt đối đừng xây giúp trẻ. Trẻ càng làm nhiều thì càng học được nhiều. Vì qua thao tác trẻ học được các kỹ năng tư duy và sự tự tin.

4. Khuyến khích trẻ tự chăm sóc cá nhân

Các bài học chăm sóc cá nhân đầu đời của bé có thể kể đến như chải tóc, đánh răng hoặc rửa mặt. Cách này giúp trẻ học làm quen với các món đồ dùng hằng ngày, ví dụ cách cầm chiếc lược để chải tóc hay chải răng ra sao...

Khuyến khích trẻ tự đánh răng, rữa mặt

5. Cho trẻ quyền tự quyết định

Hãy để trẻ làm lặp đi lặp lại các công việc nào đó tùy ý (cho dù bạn thấy việc đó khá là buồn chán!) Trẻ sẽ cho bạn biết khi bé thấy mệt và cần một thử thách mới. Nếu hoạt động mà trẻ muốn cứ lặp đi lặp lại mà bạn không chịu nổi (ví dụ nhảy lên nhảy xuống trên chiếc sofa), hãy đưa cho trẻ một hoạt động khác tương tự, chẳng hạn nhảy quả một chiếc gối mềm chẳng hạn.

6. Tạo ra những thay đổi

Nếu con bạn thích ấn những cái nút hết lần này đến lần khác, hãy tìm những vật khác mà trẻ có thể ấn để xem chuyện gì xảy ra, chẳng hạn như lóe lên tia sáng. Điều này sẽ mở rộng kỹ năng tư duy khi mà cùng một hoạt động lại có thể có những kết quả khác nhau.

Tác giả: ST

Nguồn tin: Theo Phunutoday

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay1,791
  • Tháng hiện tại19,119
  • Tổng lượt truy cập3,215,741
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây