Viêm da mủ ở trẻ, bệnh dễ gặp vào mùa nắng.

Thứ tư - 16/05/2018 14:50
Về mùa hè, da luôn ẩm ướt mồ hôi, những xây xước dù nhỏ cũng có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu, liên cầu, gây rôm sảy, đinh nhọt, chốc lở, gọi chung là viêm da mủ. Bệnh có thể xuất hiện do những sai sót của bà mẹ trong việc vệ sinh cho trẻ như tắm gội, quấn tã lót...

Vùng thóp của trẻ từ sau lọt lòng tới 12 tháng thường có lớp vảy màu nâu sẫm, có khi dày bết cả tóc, dân gian gọi là "cứt trâu", do tuyến bã nhờn tiết ra khô đọng lại. Đây là lớp mỡ sinh lý có tác dụng bảo vệ vùng thóp xương sọ còn hở. Khi trẻ 1-2 tuổi, hộp sọ vùng thóp đã kín hẳn, cứt trâu dần dần bong hết. Nếu bà mẹ sốt ruột mà cạy lớp vảy đó hoặc dùng lược bí để chải thì có thể gây xây xát da đầu, dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm chân tóc, chốc lở, từ đó lan rải rác khắp cơ thể.

Việc gội đầu cho con quá nhiều, lạm dụng xà phòng, cào vò quá mạnh cũng làm mất lớp mỡ bảo vệ da đầu, kèm theo xây xát da, cũng dễ trở thành chốc lở.

Nhiều bà mẹ sinh con đầu lòng do thiếu kinh nghiệm, sợ con bị lạnh nên mặc dù trời nóng, ở trong phòng kín vẫn ủ nhiều tã lót cho trẻ, thậm chí dùng lót đệm nylon, gây bí hơi, tăng tiết mồ hôi, tạo thành chứng hăm tã ở mông bẹn hoặc rôm sảy ở lưng, cổ, ngực. Da bị hăm ban đầu chỉ hơi trợt đỏ, rớm máu, sau sẽ sưng tấy, chảy mủ; trẻ nổi hạch bẹn, đau, phát sốt. Nặng hơn, trẻ có thể bị viêm da liên cầu toàn thân, điều trị khó khăn, phức tạp.

Việc tắm cho trẻ quá lâu, kỳ cọ quá mạnh cũng làm vỡ các nốt rôm sảy, dẫn tới đinh nhọt, phỏng rạ, chốc lở. Ở vườn trẻ, mẫu giáo, các bệnh ngoài da rất dễ lây lan do các cháu dùng chung khăn mặt, chậu tắm, chén uống nước.

Đinh nhọt, chốc lở cũng có thể xuất hiện ở những trẻ ăn nhiều đồ nóng (có hàm lượng đường cao) trong mùa hè như mít, xoài, dứa, ổi, vải, nhãn...

Đề phòng viêm da mủ cho trẻ trong mùa nóng, các bà mẹ nên chú ý:

- Tắm gội đều đặn, nhẹ nhàng, nhanh chóng cho trẻ. Không cào vò quá mạnh, không lạm dụng xà phòng để tránh làm mất lớp mỡ bảo vệ tự nhiên của da. Nên tắm nước lá chè tươi, lá bàng, sài đất, mướp đắng... đun sôi để ấm, có tác dụng phòng viêm da mủ ở trẻ em.

- Không quấn tã lót quá nóng ở vùng lưng và vùng sinh dục của trẻ.

- Không cho trẻ em ăn quá nhiều "quả nóng" có hàm lượng đường cao, nên ăn "đồ mát" như giá đỗ, đậu đen, rau, đậu xanh, bột sắn, cam, bưởi, đu đủ...

- Khi trẻ bị viêm da mủ, cần cho đi khám bệnh sớm, đề phòng biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết. Không tự động dùng kháng sinh, bôi thuốc, dán cao, đắp lá không thích hợp vì dễ gây biến chứng lở loét, viêm da nặng thêm.

Tác giả: GS Nguyễn Xuân Hiền, Sức Khỏe & Đời Sống

Nguồn tin: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay205
  • Tháng hiện tại31,489
  • Tổng lượt truy cập2,955,883
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây