Ngồi sai tư thế có thể gây hại tới sự phát triển hệ thống xương, gây bất lợi cho trẻ.
Tư thế ngồi không đúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cơ, xương và đặc biệt là cột sống của trẻ. Mẹ nhất định phải sửa ngay cho bé để tránh những hậu họa khôn lường.
1. Tư thế ngồi chữ W
Trẻ ngồi chữ W lâu sẽ khiến chân bé phát triển cong, gây tổn thương khớp gối lúc đi đứng có dáng chân hình chữ X. Với tư thế này trẻ dễ bị trật khớp hông vì dồn toàn bộ trọng tâm cơ thể lên hông và khớp gối.
Ngồi kiểu chữ W thường xuyên khiến trẻ có cảm giác thoải mái nhưng không hề có lợi cho xương phát triển. Thói quen này làm giảm sự chú ý khi trẻ buộc phải ngồi học một cách ngay ngắn.
2. Tư thế quỳ gối ngồi xổm
Trẻ sơ sinh cấu trúc xương chân sẽ có độ cong nhất định, từ 2-3 tuổi chân sẽ dần thẳng và hoàn thiện cho tới khi trưởng thành. Tư thế quỳ gối ngồi xổm trong thời gian dài khiến trọng lượng cơ thể dồn ép vào phần bắp chân, làm tăng độ cong và gây bất lợi cho trẻ.
Ngoài ra, ngồi tư thế này quá lâu cơ thể dần nghiêng về phía trước. Điều này không có lợi cho sự phát triển xương cột sống, trẻ có nguy cơ bị gù.
3. Tư thế ngồi thẳng chân, cúi đầu phía trước
Trẻ thường quen với tư thế ngồi duỗi thẳng chân trên ghế sofa, thậm chí cúi đầu nghịch điện thoại. Đây là tư thế ngồi rất có hại với trẻ nhỏ, dễ dàng khiến đốt sống cổ bị cong vẹo ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và sức khỏe. Trẻ có nguy cơ mất thị lực, tác động tiêu cực đến sự cân bằng và phối hợp của toàn cơ thể.
Tư thế ngồi đúng mẹ nên sửa cho bé
Ngồi khoanh chân
Tư thế ngồi khoanh chân giống như ngồi thiền vừa tạo cảm giác thoải mái mà không gây hại cho trẻ. Đây cũng là tư thế được khuyến khích cho trẻ trong giai đoạn tập ngồi.
Ngồi kiểu chữ V
3 tu the ngoi xau cua be neu me khong sua, lon len tre de cong veo nguoi - 4
Hai chân duỗi thẳng mở một góc tạo thành hình chữ V là tư thế ngồi phù hợp nhất cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Ngồi xếp chân vòng tròn trước mặt
Tư thế thoải mái nhất là để trẻ ngồi duỗi hai chân ra trước, thẳng hoặc cong chụm thành vòng tròn để không ảnh hướng đến sự phát triển xương và khả năng vận động của trẻ.
Tư thế ngồi ngang
Tư thế ngồi bệt trên mặt đất, hai chân để cùng sang một phía là tư thế an toàn mẹ có thể tập luyện cho bé.
Một số lưu ý khi cho bé ngồi để không ảnh hưởng sức khỏe
- Đặt sau lưng bé một miếng đệm hoặc gối để đỡ phần sống lưng giúp bé thoải mái khi vui chơi.
- Mẹ đỡ phía sau lưng cho bé hoặc cho bé ngồi áp lưng vào ngực mẹ cùng chơi trò chơi, đọc truyện, nghe nhạc.
- Nếu đã sửa nhiều lần mà bé vẫn không thay đổi tư thế, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc sử dụng phương pháp vật lý trị liệu.
- Không nên để bé ngồi một vị trí quá lâu mà khuyến khích bé vận động, xoay các tư thế khác nhau.
Tác giả: Theo Khampha
Nguồn tin: ST
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai