Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi?

Thứ tư - 10/10/2018 15:08
Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi?
Gần đây, tại nước ta bỗng xuất hiện và lan rất nhanh một bệnh sốt phát ban kiểu mới còn được gọi là Rubella hay bệnh sởi Đức. Vậy Rubella có phải là bệnh sởi mà chúng ta vẫn thường gặp ở trẻ nhỏ? Bệnh sởi Thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ 7-10 ngày. Bệnh khởi phát trong 2-3 ngày với các triệu chứng: sốt đột ngột từ 38 độ C trở lên, mắt ướt, kèm nhèm, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy... Khi bệnh toàn phát thì sốt cao 38,5-39 độ C, li bì, mệt mỏi, các ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, cổ xuống thân mình, tứ chi trong 1-2 ngày. Bệnh sẽ lui khi hết sốt, ban bay dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da. Bệnh sởi hay để lại nhiều biến chứng khi bệnh toàn phát hoặc lui bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản... có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi; viêm tai giữa, viêm xoang, viêm răng lợi (nếu nặng bị cam tẩu mã); tiêu chảy có thể gây mất nước dẫn đến tử vong; suy dinh dưỡng; viêm loét giác mạc; lao và các bệnh nhiễm trùng khác. Bệnh sởi đã có vắc-xin tiêm phòng, đặc biệt trẻ em dưới 1 tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ. Bệnh Rubella Bệnh Rubella lây nhiễm qua đường hô hấp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12-14 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng... gần như không thấy. Khi bệnh toàn phát, các biểu hiện mới thấy rõ: mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và rõ ràng nhất là nổi mẩn đỏ trên da giống như bệnh sởi. Trẻ ít khi nằm li bì, xung huyết mắt, da mặt, hạch to ở dọc hai bên cổ, không đau. Các nốt ban trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật và có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại các dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau 1 tuần. Các biến chứng của Rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, nhất là ở phụ nữ cao tuổi (chiếm 70%), viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai. Phụ nữ mắc bệnh Rubella khi đang mang thai có khả năng sinh con bị các dị tật bẩm sinh như: các bệnh tim bẩm sinh, bệnh đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, đục thủy tinh thể, điếc, các tổn thương xương dài... Rubella là một bệnh nhẹ, diễn biến lành tính, tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp. Tuy nhiên, nó lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Nó có thể gây sẩy thai, dị tật thai nhi và bệnh Rubella bẩm sinh ở trẻ mới sinh. Những trẻ mắc Rubella bẩm sinh dễ gặp các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương phổi, mù mắt... Một số nước có quy định bắt buộc phá thai nếu người mẹ mắc Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Rubella hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách chữa chủ yếu vẫn là cho bệnh nhân nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và dùng các thuốc nâng cao thể trạng, đặc biệt là vitamin để tăng khả năng chống đỡ của cơ thể. Phòng ngừa Cách phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh Rubella là tiêm vắc-xin loại kết hợp phòng cả 3 bệnh rubella, sởi và quai bị. Sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Cần khuyến cáo những phụ nữ trong độ tuổi mang thai, hoặc dự định mang thai trong thời gian này nên đi chích ngừa bệnh. Sản phẩm tạo miễn dịch trong thời gian rất dài và tác dụng bảo vệ vẫn còn nếu người phụ nữ chích ngừa mang thai nhiều năm sau đó. Ngoài ra, có thể phòng bệnh bằng các biện pháp không đặc hiệu khác như mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, cách ly và thực hiện các biện pháp phòng lây lan vì bệnh truyền nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp.

Tác giả: TS BÙI MẠNH HÀ 

Nguồn tin: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay323
  • Tháng hiện tại31,607
  • Tổng lượt truy cập2,956,001
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây