Mặc dù các bậc phụ huynh có bận rộn như thế nào, xin đừng làm ngơ những biểu hiện nhỏ nhặt của con trẻ. Đôi khi đó chính là mầm móng của bệnh tâm lý mà nhiều cha mẹ bỏ qua.
Trong xã hội hiện đại, các vấn đề về tâm lý của trẻ em đang là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia tâm lý và các gia đình. Tuy nhiên, đối với nhiều phụ huynh khi đối mặt với những biểu hiện khác lạ của con trẻ luôn có cảm giác bối rối và không biết có cần phải nhờ đến bác sĩ tâm lý hay không. Trên thực tế, ở trẻ có 3 biểu hiện mà mọi người cần quan tâm, nếu không chúng rất dễ mắc bệnh tâm lý, khi phát hiện lại rất khó chữa trị.
Bạn của tác giả bài viết có cậu con trai 4 tuổi, gần đây họ phát hiện con trai có một vài dấu hiệu tâm lý không ổn định. Chỉ cần một chuyện bé xíu cũng đủ khiến cậu bé khóc ầm lên, có khi trong trường lại vô cớ đánh bạn. Sau đó, tác giả hỏi rằng trong nhà có chuyện gì xảy ra không, người bạn đó bảo rằng mấy ngày trước vợ chồng có cãi nhau. Khi nghe đến đó, tác giả liền hiểu được lý do tại sao. Trẻ con thật sự còn rất bé, tâm lý của chúng rất dễ bị tổn thương, chỉ cần chuyện nhỏ cũng đủ khiến chúng sợ hãi. Nếu như có lúc nào đó, cha mẹ không quan tâm đến cảm xúc con trẻ, thì có thể chúng sẽ hình thành bệnh tâm lý. Dưới đây là 3 dấu hiệu cần được quan tâm nhất!
Ảnh minh họa
1. Thường xuyên cắn móng tay, bóc da tay
Một số đứa trẻ thường không có cảm giác an toàn, nên chúng hay có thói quen cắn móng tay, bóc da tay. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tâm lý chúng cũng bị đe dọa. Hành động này cho thấy, trẻ đang mất sự an toàn từ bố mẹ. Chúng sợ bố mẹ bỏ rơi hoặc không thương chúng, hay thậm chí chúng trút giận lên những ngón tay của mình. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là khi thấy con thường xuyên có hành động này hãy tìm cách nói chuyện và giao tiếp với chúng. Cần lắng nghe và hiểu chúng đang muốn gì và dẫn chúng ra ngoài dạo chơi, để làm giảm đi sự sợ hãi mà chúng cảm nhận được.
2. Không ăn cơm
Những đứa trẻ trong tuổi đang lớn thường rất thích ăn, nên khi chúng không muốn ăn thì chắc chắn tâm lý đang có vấn đề. Liệu có phải vì chúng ốm, không khỏe trong người nên không muốn ăn hay không? Ngoài việc đó, còn lại nếu bố mẹ thấy cơ thể trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng không ăn cơm thì chắc chắn tâm lý đang gặp trở ngại. Bản thân người lớn một khi gặp phải áp lực hay buồn bực cũng chẳng muốn nuốt thứ gì vào người, huống chi là trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này, cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe trước, sau đó thử thay đổi môi trường ăn uống xem như thế nào? Nếu không được, cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
3. Thích chà chân
Đây còn được gọi là "hội chứng chân không yên". Ở một số bé gái hay gặp phải hội chứng này, thường chúng thích chà xát hai chân với nhau, gương mặt đỏ bất thường, đôi mắt luôn căng thẳng không ổn định. Trong trường hợp nặng hơn chúng có thể toát mồ hôi, tay chân không kiểm soát được. Đây là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ thường xuyên bị bố mẹ, cô giáo la mắng, bạn bè bắt nạt. Nếu lâu ngày bố mẹ không quan tâm, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện như thế. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là không nên to tiếng với trẻ, cần bình tĩnh nói chuyện cho chúng hiểu, sau đó chơi với chúng, quan tâm đến chúng nhiều hơn. Bằng cách nào đó, các bậc phụ huynh nên tạo cho con một tâm lý bình ổn nhất có thể.
Tác giả: ST
Nguồn tin: Theo Thời đại
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024